Dầu dừa là gì? Cách nhận biết dầu dừa nguyên chất
Dầu dừa là dầu thu được từ trái dừa già, có 2 loại dầu là dầu dừa nấu nguyên chất và dầu dừa ép lạnh. Phương pháp ép lạnh không được sử dụng nhiệt và qua xử lý hóa chất. Dầu ép lạnh trong như nước. Dầu dừa nhiều khi có màu vàng dậm, vàng nhạt hoặc trong như nước.
Dầu dừa nguyên chất
Dầu dừa là một chất lỏng, đó là sự thật nhưng nó rất dễ trở thành một trạng thái rắn. Dầu dừa ở trạng thái lỏng khi nhiệt độ trên 25 độ C và trạng thái rắn ở nhiệt độ dưới 25 độ C, nhưng chúng ta có thể làm cho nó lỏng như đơn giản bằng cách đun nóng nó lên.
Cách nhận biết dầu dừa nguyên chất với dầu dừa có tạp chất:
- Để biết dầu dừa nguyên chất có tinh khiết hay không, bạn chỉ cần cho chai dầu dừa nguyên chất vào ngăn mát tủ lạnh. Chờ 30 phút đến 1 tiếng (tùy theo dung tích của dầu dừa nhỏ hay lớn), trong nhiệt độ dưới 25 độ C thì dầu dừa nguyên chất sẽ bắt đầu đông đặc lại hoàn toàn.
- Ngược lại nếu chai dầu dừa của bạn không đông đặc, hoặc đông đặc một phần, phần còn lại cho dù để bao lâu trong ngăn mát vẫn không đông lại thì bạn có cơ sở để nghi ngờ độ tinh khiết của loại dầu dừa mà bạn đang sỡ hữu.
- Cách khác nếu bạn thấy dầu dừa có màu trắng thì nên kiểm tra lại kĩ xem có chất tẩy không, vì dầu dừa nguyên chất nấu lên sẽ không có màu trắng tinh vậy được.
- Cách phân biệt dùng mùi: mùi của dầu dừa nguyên chất thơm nhẹ và có mùi giống kẹo dừa. Nếu có mùi thơm khác thì chắc chắn là hương liệu đã được pha trộn và chắc chắn sẽ có thêm chất bảo quản, nếu vậy thì không tốt cho sức khỏe của bạn, có thể gây ung thư.
Cách làm dầu dừa truyền thống bằng phương pháp đun nóng
Về cơ bản, cách làm dầu dừa tại nhà bằng phương pháp đun nóng sẽ cần một chút thời gian và sự kiên nhẫn. Tuy nhiên hãy yên tâm rằng chúng rất đơn giản nên chỉ cần nắm rõ các bước là bạn hoàn toàn có thể tự mình tạo thành phẩm chất lượng, an toàn.
2.1 Nguyên liệu, dụng cụ làm dầu dừa truyền thống
2 – 3 trái dừa già
Máy xay sinh tố hoặc dụng cụ nạo tay
Rây lọc hoặc vải sạch có thể dùng để lọc cặn
Nồi/ chảo
Hũ thủy tinh sạch có nắp đậy kín
2.2 Các bước làm dầu dừa truyền thống
Bước 1: Lấy cơm dừa
Sau khi lấy hết phần nước ở bên trong, dùng dao để loại bỏ phần vỏ cứng ở phía ngoài hoặc bổ đôi quả dừa rồi dùng muỗng cứng để lấy cơm dừa.
Bước 2: Xay hoặc nạo dừa
Cắt phần cơm dừa vừa lấy được thành miếng nhỏ.
Cho vào máy xay, thêm nước rồi xay nhuyễn trong khoảng 1 – 2 phút.
Nếu không có máy xay, bạn có thể dùng dụng cụ nạo tay để xử lý.
Đổ hỗn hợp thu được ra bát lớn, có thể thêm nước (để tạo điều kiện cho việc ép lấy nước cốt dừa) rồi dùng tay bóp cơm dừa.
Bước 3: Lọc nước cốt dừa
Sử dụng vải sạch được dệt thưa để lọc hỗn hợp cơm dừa xay/ nạo thu được ở trên. Cố gắng vắt mạnh tay để lấy hết nước cốt dừa, với phần bã, chúng ta có thể sử dụng như nguyên liệu nấu ăn.
Để nước cốt dừa trong vài giờ hoặc qua đêm cho đến khi nước và kem hay chất béo có thể tách ra. Việc đặt nước cốt dừa vào tủ lạnh sẽ đẩy nhanh quá trình này nên bạn có thể thử.
Bước 4: Nấu dầu dừa
Dùng muỗng để hớt bỏ phần kem phía trên hỗn hợp nước cốt dừa.
Cho phần nước còn lại vào nồi/ chảo, đun với lửa vừa và khuấy thường xuyên.
Không để lửa quá to vì nó sẽ làm cháy, hỏng, thay đổi thành phần và tính chất của dầu dừa. Quá trình loại bỏ hết nước khỏi dầu cũng sẽ khá lâu nên bạn cần kiên nhẫn đun cho đến khi chất rắn và dầu tách hẳn khỏi nhau. Nếu còn nước, thành phẩm sẽ nhanh bị hỏng nên nhớ lưu ý.
Bước 5: Lọc dầu dừa
Sau khi hoàn thành việc đun dầu dừa, chúng ta chờ cho nguội rồi tiếp tục sử dụng rây hoặc vải thưa lọc lại từ 1 – 2 lần nữa để lấy hết phần cặn.
Cuối cùng, đổ dầu dừa nguyên chất thu được vào hũ thủy tinh đã khử trùng, đậy nắp kín và đặt ở nơi thoáng mát hay ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần.