Các đường lây nhiễm bệnh cúm ở trẻ
Bệnh cúm do virus cúm gây nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nguồn ảnh: Internet
Bệnh cúm do virus cúm gây nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân và xảy ra hàng năm, các chủng virus cúm cũng thay đổi mỗi năm. Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải bệnh cúm, khi mắc bệnh, trẻ thường bị lâu hơn so với người lớn. Dưới đây là các đường lây nhiễm bệnh cúm ở trẻ:
Lây trực tiếp từ người sang người: Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bị cúm, thông qua giao tiếp, nói chuyện, bắt tay, ôm hôn, hoặc khi người bị cúm ho, hắt hơi sẽ lây truyền virus trực tiếp sang trẻ thông qua giọt bắn.
Lây gián tiếp qua bề mặt đồ vật: Khi người bị cúm ho, hắt hơi sẽ làm phát tán virus trên bề mặt các đồ vật. Nếu trẻ tiếp xúc với đồ vật có chứa virus bằng tay và dùng tay đưa lên mắt, mũi, miệng sẽ bị lây nhiễm virus.
Lây gián tiếp qua môi trường sống hàng ngày: Môi trường công cộng hoặc nhà trẻ, trường học có nhiều trẻ khác bị cúm, khi ho, hắt hơi, ... sẽ phát tán vào không khí những giọt bắn, dịch có chứa virus.
Bệnh cúm ở trẻ thường lành tính, tuy nhiên bệnh cũng có thể tiến triển và gây ra một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tai, viêm xoang, viêm họng, viêm kết mạc, viêm phổi. Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi, hệ miễn dịch còn yếu, nếu có bệnh lý nền mắc phải hoặc sức đề kháng kém, nếu bị cúm có thể dẫn đến biến chứng.
Bảo vệ trẻ khỏi cảm cúm
Cách tốt nhất để bảo vệ trẻ là phòng ngừa cảm cúm hiệu quả. Đối với trẻ em trên 6 tháng tuổi, bạn có thể cho trẻ tiêm phòng cúm. Trẻ dưới 6 tháng tuổi không thể tiêm vắc xin cúm, do đó mẹ bầu nên tiêm phòng cúm để bảo vệ con trong 6 tháng đầu.
Ngoài ra, cho con bú bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để phòng ngừa cảm cúm. Sữa mẹ có các kháng thể tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể bé.
Ngoài ra, các biện pháp tại nhà cũng giúp bố mẹ phòng ngừa cảm cúm cho con, như:
Rửa tay thường xuyên;
Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh;
Che miệng khi ho;
Nếu bạn có thắc mắc hoặc câu hỏi về sức khỏe của bé, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.