Theo Đông y, quả khế vị chua và ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt. Rễ khế vị chua, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau.
Thân và lá vị chua và se, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hoa vị ngọt, tính bình. Bởi thế từ lâu, khế chua được sử dụng để chữa bệnh và là bài thuốc trị các bệnh sau.
Bài thuốc chữa nhiệt miệng
Chữa nhiệt miệng bằng khế chua là cách được nhiều chị em áp dụng. |
Bạn giã nát 2 -3 quả khế tươi, sau đó đổ ngập nước và đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần. Nước ép khế vừa có tác dụng trị nhiệt miệng và còn hỗ trợ giảm cân.
Để tăng hiệu quả, bạn phải ngậm nhiều lần trong ngày. Khi chuẩn bị nguyên liệu bạn nên lựa chọn loại khế càng chua càng tốt. Khế chua giúp tan dịch nhiều nhiều hơn và nó có tác dụng thanh nhiệt hiệu quả.
Chữa nước ăn chân, lở loét, đau nhức
Lấy 1 - 2 quả khế chín, vùi trong tro nóng để vừa ấm rồi áp lên chỗ đau.
Chữa bí tiểu, đau tức bàng quang
Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, uống lúc còn ấm nóng. Ở ngoài, lấy 1 quả khế và 1 củ tỏi giã nát nhuyễn, đắp vào rốn.
Chữa cảm cúm, mình mẩy đau nhức
Khế chua 3 quả, nướng chín, vắt lấy nước cốt, hòa với 50ml rượu trắng, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần uống vào lúc không no không đói quá.