Bệnh nha chu
Ảnh minh họa.
Nếu hơi thở có mùi kim loại, rất có thể do vi khuẩn đã phát triển gây viêm và thậm chí là nhiễm khuẩn ở lợi, đó là bệnh nha chu. Người hút thuốc lá hoặc người kém vệ sinh răng miệng có nguy cơ bị bệnh cao hơn.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch acid trong dạ dày không đi xuôi xuống dưới mà chảy ngược lên phía trên là thực quản. Nó có thể làm cho hơi thở có mùi chua, có thể đẩy một chút dịch hoặc thức ăn ngược trở lại lên miệng, gây tổn thương vùng miệng họng và tạo địa điểm phát triển lí tưởng cho các loại vi khuẩn sinh mùi.
Đái tháo đường
Với người bệnh đái tháo đường, khi thấy hơi thở có mùi hoa quả, hãy đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, bởi rất có thể lúc này nội tiết tố insulin đang ở mức rất thấp, và cơ thể phải sử dụng chất béo (thay vì glucose) để tạo ra năng lượng.
Bệnh ở họng, khoang miệng
Hơi thở bốc mùi có thể do bạn bị các bệnh xoang, viêm phế quản mạn tính, viêm đường hô hấp, sỏi amidan.
Bệnh ở các cơ quan nội tạng
Một số căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, thận, trào ngược dạ dày thực quản cũng gây ra hôi miệng. Nếu bị suy thận hoặc gan, hơi thở có mùi tanh còn người mắc tiểu đường, hơi thở có mùi hoa quả hỏng.