Mẫu vaccine ngừa Covid-19 lần này được Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế cùng các đối tác nghiên cứu từ tháng 5/2020. Kết quả bước đầu cho thấy chủng tốt, thử nghiệm trên dây chuyền tốt. Tuy nhiên, để đánh giá vắc xin này có an toàn, có giá trị bảo vệ hay không thì còn phải có các bước đánh giá cụ thể từ rất nhiều cơ quan khác nhau.
Kết quả bước đầu của nghiên cứu cho thấy chủng tốt, thử nghiệm trên dây chuyền tốt. Tuy nhiên, để đánh giá vắc xin này có an toàn, có giá trị bảo vệ hay không thì còn phải có các bước đánh giá cụ thể từ rất nhiều cơ quan khác nhau.
Tiến sĩ Dương Hữu Thái – Viện trưởng IVAC cho biết, sau khi có kết quả bước đầu, tháng 7/2020, Viện IVAC đã gửi mẫu vắc xin sang Mỹ để đánh giá kết quả. “Dự kiến cuối tháng 8 năm nay sẽ có kết quả đầu tiên. Nếu phản hồi từ Mỹ tích cực, IVAC sẽ chuẩn bị các bước tiếp theo để thử nghiệm lâm sàng trên người”, ông Thái nói. Viện trưởng IVAC cho biết nếu tất cả các kết quả tốt, dự kiến cuối năm 2021 có thể sản xuất vaccine ngừa Covid-19.
Việt Nam sẽ có kết quả thử nghiệm vắc xin ngừa Covid-19 vào cuối tháng 8
Sau khi có kết quả bước đầu, tháng 7/2020, Viện IVAC đã gửi mẫu vắc xin sang Mỹ để đánh giá kết quả. “Dự kiến cuối tháng 8 năm nay sẽ có kết quả đầu tiên. Nếu phản hồi từ Mỹ tích cực, IVAC sẽ chuẩn bị các bước tiếp theo để thử nghiệm lâm sàng trên người”, ông Thái nói.
Viện trưởng IVAC cho biết nếu tất cả các kết quả tốt, dự kiến cuối năm 2021 có thể sản xuất vaccine ngừa Covid-19. Việc gửi mẫu vắc xin sang Mỹ chỉ là bước đầu và chưa thể nói trước được điều gì vào thời điểm này.
“Quá trình để nghiên cứu thành công một loại vaccine thông thường phải mất từ 7-10 năm. Nhưng trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn tiến phức tạp nên Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan cũng có các chính sách để rút ngắn một số giai đoạn. Dù vậy vấn đề chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu trong quá trình nghiên cứu”, ông Thái thông tin thêm.
Theo đại diện IVAC, để phát triển một vaccine liên quan đến đại dịch như virus SARS-CoV-2 cần có 3 yếu tố. Thứ nhất là phải có chủng an toàn và xây dựng miễn dịch có khả năng bảo vệ. Thứ hai là công nghệ phù hợp. Thứ ba là việc phát triển quy mô. Cả ba yếu tố này Viện IVAC đã có sẵn và có thể đáp ứng tốt cho việc nghiên cứu.