Chủ nhật , 08/09/2024, 13:40 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Chỉ mặt thủ phạm hàng đầu khiến bệnh ung thư gia tăng chóng mặt tại Việt Nam

Chỉ mặt thủ phạm hàng đầu khiến bệnh ung thư gia tăng chóng mặt tại Việt Nam
(Tieudung.vn) - Chỉ mặt thủ phạm hàng đầu khiến bệnh ung thư gia tăng chóng mặt tại Việt Nam mà ai cũng cần biết để phòng tránh ngay.

Ung thư là một bệnh của các tế bào, vốn là những đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể. ... Những khối u có thể lành tính (không phải ung thư) hoặc ác tính (ung thư). Những khối u lành tính không xâm lấn vào các cơ quan và các mô xung quanh của cơ thể.

Mô tả ảnh
 

Vì sao ung thư ngày càng nhiều?

PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K cho biết, ung thư ngày càng gia tăng trên khắp thế giới chứ không riêng Việt Nam.

Năm 2000, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam là 69.000. Hiện tại, con số này tăng lên 126.000, trong đó có khoảng 94.000 trường hợp tử vong.

Tỉ lệ mắc ung thư ở cả 2 giới là 140/100.000 dân, đứng thứ 78/172 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Theo ước tính đến năm 2020, Việt Nam sẽ có tối thiểu 190.000 ca ung thư mắc mới mỗi năm.

Giám đốc bệnh viện K: 35% ung thư do chế độ ăn uống - Ảnh 1.

Việt Nam đứng 78/172 quốc gia và vùng lãnh thổ về tỉ lệ mắc mới ung thư

5 loại ung thư thường gặp nhiều nhất ở nữ gồm: Ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung và ung thư dạ dày.

5 loại ung thư nhiều nhất ở nam giới gồm: Ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đầu trực tràng và ung thư thực quản.

Trong đó có 4 nguyên nhân chính khiến ung thư tại Việt Nam ngày càng tăng:

Thứ nhất: Tuổi thọ người Việt ngày càng cao, hiện đạt 73,4 tuổi. Tuổi càng cao, tỉ lệ phơi nhiễm với các nguy cơ ung thư càng lớn.

Thứ hai: Do nhận thức, tuyên truyền tăng lên, người dân đi khám ngày càng nhiều hơn.

Thứ ba: Các phương tiện chẩn đoán ngày càng tốt hơn, tỉ lệ phát hiện bệnh cao hơn.

Thứ 4: Do tác động của các nguyên nhân hiện hữu gồm nguyên nhân bên ngoài và bên trong.

Thực phẩm bẩn là nguyên nhân gây nên ung thư cao

- Chế độ ăn uống không hợp lý và ô nhiễm : Chiếm khoảng 35%. Trong đó chế độ ăn nhiều thịt, mỡ động vật, ít rau quả làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng và ung thư vú.

Các chất bảo quản thực phẩm, nhuộm màu thực phẩm có nguồn gốc hoá học, các chất trung gian chuyển và sinh ra từ thực phẩm nấm mốc, lên men (cà, dưa muối) gây ra nhiều loại ung thư đường tiêu hoá như: Dạ dày, gan, đại tràng, thực quản...

Theo PGS Thuấn, các chất tăng trọng, thuốc trừ sâu, kháng sinh, chất phụ gia... có trong thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt cho người sử dụng, có thể gây ngộ độc cấp tính, nhiễm trùng, sán não... nhưng để phát triển thành bệnh lý ung thư thường phải sau thời gian dài tiếp xúc.

Mô tả ảnh
 

Dấu hiệu ung thư sớm

Sự mệt mỏi do ung thư rất vô cớ và thường khác với sự mệt mỏi do làm việc vất vả. Mệt mỏi do ung thư rất bải hoải và người bệnh không cảm thấy đỡ dù đã nghỉ ngơi. Dấu hiệu này thường thấy ở ung thư máu, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày...Ngoài dấu hiệu gầy sút cân nhanh, mệt vô cớ thì còn nhiều dấu hiệu cảnh báo ung thư sớm khác:

1.Tự nhiên bị viêm loét miệng, lâu lành.

2. Thấy khàn tiếng hoặc giọng nói ồm bất thường kéo dài từ 2-3 tuần thì phải nghĩ đến dấu hiệu cảnh báo ung thư thanh quản

3. Khó nuốt là dấu hiệu của ung thư thực quản.

4. Ho kéo dài liên tục kéo dài trên 3-4 tuần

đồng thời có những biểu hiện kèm theo như đau ngực, ho ra máu... có thể là dấu hiệu ung thư phổi.

5. Bị đầy bụng ợ hơi kéo dài liên tục hơn 2-3 tuần

và bạn phải dùng thuốc kháng axit thường xuyên, thì nó có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày hoặc ung thư thực quản, ung thư tuyến tụy...

6. Thay đổi đột ngột trong thói quen đi vệ sinh

Bao gồm táo bón, phân lỏng hơn so với thông thường hay đau có cảm giác lạ kéo dài hoặc đau âm ỉ thì cần được kiểm tra. Đó có thể dấu hiệu của ung thư đại - trực tràng hoặc trong trường hợp hiếm hơn có thể là ung thư buồng trứng hoặc tuyến tụy.

Ngừa ung thư bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh:

- Ăn nhiều rau tươi và trái cây, hạt, củ, đậu.

- Uống nhiều nước lọc để kích hoạt miễn dịch và thanh lọc cơ thể.

- Nên dùng cá, thịt gà, Hạn chế các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu), thịt xông khói, thịt nguội.

- Không ăn thức ăn chế biến quá nóng, quá cháy khét.

- Ăn ít béo, ít đường, ít mặn.

- Vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày.

- Chủng ngừa giảm nguy cơ ung thư như văcxin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung, các văcxin viêm gan B phòng ngừa nhiễm virus viêm gan B.

- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm sàng lọc sớm tại bác sĩ.

Tags:
4.1 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.22032 sec| 790.375 kb