Giữ ấm cơ thể
Khi trời chuyển lạnh, cần tăng cường giữ ấm cơ thể, việc giữ ấm luôn là vấn đề cần được chú trọng nhất trong mùa đông. Đặc biệt, chú ý vùng cổ, ngực, tay, chân, giữ ấm các khớp dễ bị thoái hóa (như khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay, bàn tay…).
Mặc ấm: Luôn mặc đủ ấm, đặc biệt là vùng cổ lưng và các khớp như cổ tay, đầu gối, bàn chân.
Đội mũ, đeo găng tay, đi giày kín: Bảo vệ đầu và tay chân khỏi lạnh.
Quấn khăn vùng cổ: Giữ ấm cổ để tránh gió lùa vào.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng, cần làm ấm xung quanh vị trí đau bằng dầu gừng hoặc dầu khuynh diệp, các loại rượu thuốc xoa bóp để làm nóng khớp và tăng cường lưu thông khí huyết, lưu thông máu.
Vận động thường xuyên
Khi trời lạnh, nhiều người có xu hướng lười vận động, thích ngồi hoặc nằm yên một chỗ. Tuy nhiên, khi khớp vốn đã tê cứng do ảnh hưởng thời tiết, cộng thêm ít vận động sẽ khiến khớp thêm căng cứng, giảm tiết dịch nhờn, sụn khớp và xương dưới sụn không được nuôi dưỡng sẽ làm tăng cảm giác đau và đẩy nhanh quá trình hư tổn, thoái hóa khớp.
Tập thể dục nhẹ nhàng: Các bài tập như đi bộ, yoga, thái cực quyền giúp tăng cường tuần hoàn máu, duy trì sự linh hoạt và giảm đau nhức khớp.
Không ngồi hoặc nằm quá lâu: Thay đổi tư thế thường xuyên để tránh cứng khớp.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bổ sung canxi: Uống sữa, ăn các loại hải sản, rau xanh đậm lá để tăng cường canxi cho xương. Các dưỡng chất giúp xương khớp khỏe mạnh có trong cá, hạt chia, quả óc chó.
Hạn chế đồ ăn cay nóng: Các loại thực phẩm này có thể làm tăng viêm khớp.
Uống đủ nước: Giúp duy trì độ ẩm cho khớp.
Duy trì cân nặng hợp lý: Cân nặng quá mức sẽ tạo áp lực lên các khớp, đặc biệt là các khớp gối, khiến tình trạng đau xương khớp nặng thêm. Duy trì một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để kiểm soát cân nặng.
Sử dụng nhiệt trị liệu
Tắm nước ấm hoặc dùng các túi chườm ấm để giúp giảm đau và thư giãn các khớp. Nhiệt độ ấm giúp làm giãn cơ và tăng lưu thông máu, giảm đau xương khớp mùa lạnh.
Khám bệnh định kỳ
Theo dõi sức khỏe: Khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về xương khớp và có biện pháp điều trị kịp thời.
Lưu ý, nên tránh tiếp xúc với môi trường quá lạnh, hạn chế ra ngoài khi trời quá lạnh, đặc biệt là vào buổi sáng sớm và tối muộn, khi cơ thể còn chưa kịp làm quen với nhiệt độ; đợi cơ thể ấm lên trước khi ra ngoài.
Đồng thời, cần ngủ đủ giấc bởi giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi và tái tạo sức khỏe.