Dùng cùng các loại thuốc chống viêm
Trứng rất giàu protein, trong khi các chứng viêm trong cơ thể lại liên quan đến lượng protein. Vì vậy, khi bắt đầu tình trạng viêm, cần lưu ý không uống thuốc sau khi ăn trứng. Đặc biệt là các bệnh tiêu hóa, tiêu chảy, có thể thậm chí không ăn trứng. Trứng có chứa protein sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu hóa.
Ăn trứng gà với hồng
Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi ăn 1-2 giờ, có thể dẫn tới nôn mửa. Khi đó cần ngay lập tức uống dung dịch gồm 20 g muối và 200 ml nước sôi hoặc có thể sử dụng nước ép gừng tươi trộn với nước ấm. Nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Sau đó, phải dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.
Ăn trứng chín để qua đêm
Nếu trứng gà được luộc chín nhưng để qua đêm thì chất dinh dưỡng dồi dào trong lòng đỏ trứng gà có thể sản sinh ra vi khuẩn. Nếu ăn phải trứng gà biến chất như thế sẽ gây hại cho sức khỏe. Nguyên do là khi luộc trứng gà, protein đã bị phá hỏng, lại để qua đêm nên giá trị dinh dưỡng sẽ giảm rất nhiều.
Uống trà ngay sau khi ăn trứng gà
Nhiều người ăn xong cơm với trứng gà hoặc ăn trứng nướng chấm muối thường kết hợp cùng nước trà để bớt ứ đầy bụng. Thực tế, protein trong trứng gà và chất axit tannic acid trong lá trà khi kết hợp với nhau sẽ gây khó tiêu do nhu động ruột giảm.
Lưu ý khi chế biến trứng
Không nên dùng lửa to và quá lâu khi rán cũng như luộc quá lâu. Nếu luộc trứng chỉ cần sôi 5-6 phút, lâu quá sẽ dẫn đến hiện tượng sơ cứng protein trong trứng ảnh hưởng đên tiêu hóa và hấp thụ.
Còn rán trứng để lửa to sẽ làm trứng bị cứng, mất hương vị ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ.
Không lưu giữ trứng quá lâu và ở nhiệt độ ở nhiệt độ phòng (20 ℃ ~ 30 ℃), trứng cần bảo quản trong tủ lạnh, tùy thuộc vào nhãn hàng và chất lượng để lưu trữ, nhưng không nên để trứng quá 1 tuần.