Khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai mới đây tiếp nhận nữ bệnh nhân 59 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội vào cấp cứu do đau bụng dữ dội, cơ thể suy kiệt.
Theo gia đình, bệnh nhân được chẩn đoán mắc tiểu đường cách đây 2 năm và duy trì dùng thuốc theo đơn của bác sĩ kê.
Cấp cứu bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai |
Gần đây, bệnh nhân đột ngột ngừng thuốc để chuyển sang áp dụng phương pháp ăn thực dưỡng lan truyền trên mạng. Theo đó, suốt 2 tháng qua, bệnh nhân chỉ ăn gạo lứt, muối vừng, sữa hạt và ngồi thiền.
Hậu quả, bệnh nhân bị suy kiệt nặng, sau 2 tháng sụt 7kg, tình trạng đau bụng tăng dần, đến khi không chịu nổi mới vào bệnh viện cấp cứu.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được cho thở máy và lọc máu liên tục. Tổn thương gan nặng nề, cơ thể suy kiệt, nhiễm toan chuyển hoá nặng, men gan cao đến hàng nghìn đơn vị. Kết quả siêu âm phát hiện bệnh nhân có thêm nhiều khối trong gan, tăng tín hiệu mạch, bụng có dịch. Sau 4 ngày điều trị tích cực bệnh nhân đã không thể qua khỏi.
Theo bác sĩ Hùng, hiện nay, trào lưu thực dưỡng trong điều trị ung thư lại nở rộ trên mạng xã hội. Không ít người coi thực dưỡng là cách chữa bệnh không dùng thuốc, phẫu thuật không dùng dao. Song thực tế khỏi bệnh đâu không thấy mà đã có trường hợp nguy kịch vì chế độ ăn này.
Các bác sĩ khuyến cáo, với người bệnh đái tháo đường, một mặt phải áp dụng chế độ ăn hợp lý theo khuyến cáo, mặt khác phải duy trì thuốc điều trị thường xuyên theo đúng chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cũng không nên tự ý sử dụng các loại thuốc nam điều trị một cách tùy tiện, nhất là áp dụng theo các bài thuốc truyền miệng trong dân gian mà không đ