Gây rối loạn tiêu hóa
Khi uống nước lạnh, mạch máu bị co lại, làm cản trở khả năng tiêu hóa của cơ thể. Nó có thể dẫn đến rối loạn dạ dày, đau bụng và táo bón.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Làm mất năng lượng
Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C. Vì vậy, khi uống nước đá, cơ thể cần tiêu hao năng lượng để làm ấm nhiệt độ. Điều này khiến bạn mệt mỏi, không còn năng lượng để hoàn thành các công việc hàng ngày.
Làm chậm nhịp tim
Uống nước lạnh có thể làm giảm nhịp tim. Nó tác động và kích thích dây thần kinh phế vị, tạo thành một phần quan trọng trong hệ thống thần kinh tự trị của cơ thể. Khi hệ thống thần kinh này bị ức chế, nó sẽ gây suy giảm nhịp tim.
Tạo chất nhầy trong cơ thể
Theo Health Line, uống nước lạnh làm cho chất nhầy trong cơ thể nở ra, dày hơn, hệ thống miễn dịch suy giảm, dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu như hắt xì hơi, chảy nước mũi, sốt... Đặc biệt, nếu bạn đang bị cảm lạnh, cúm, uống nước lạnh làm triệu chứng nghẹt mũi tồi tệ hơn.
Gây ê buốt răng
Uống nước đá lạnh vốn đã khiến răng bình thường bị ê buốt. Đặc biệt với những người bị sâu răng, nước đá sẽ khiến răng càng ê buốt hơn, đồng thời ảnh hưởng đến men răng, khiến sức đề kháng của răng bị giảm, từ đó phát sinh ra các bệnh về răng miệng.
Gây suy yếu miễn dịch
Khi bạn uống nước lạnh ngay sau bữa ăn, nó có thể tạo ra chất nhầy dư thừa bên trong cơ thể. Điều này làm giảm chức năng của hệ thống miễn dịch, khiến bạn dễ bị bệnh hơn. Các vấn đề thường gặp do uống nước lạnh bao gồm sổ mũi, ho, cảm lạnh, đau họng.
Nhức đầu
Nước đá lạnh sẽ kích thích đột ngột các dây thần kinh và chúng ngay lập tức chuyển thông điệp đến não bộ, sau đó gây ra đau đầu. Kem hoặc đá bào khi bạn dùng có thể có tác dụng tương tự với nước đá lạnh.
Gây tích tụ chất béo
Nhiều người cho rằng uống nước đá lạnh có thể khiến cơ thể làm việc nhiều hơn, do đó đốt cháy nhiều calo hơn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. Thực tế, nhiệt độ lạnh trong cơ thể khiến chất béo cứng lại và tắc nghẽn, khiến cơ thể khó đốt cháy chúng, dẫn đến tăng cân.
Đau bụng dữ dội trong “ngày đèn đỏ”
Nước đá lạnh sẽ khiến các mạch máu cổ tử cung co thắt mạnh, dẫn đến hiện tượng đau bụng kinh dữ dội. Chị em phụ nữ không nên uống nước lạnh trong chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí cần tuyệt đối kiêng nước đá và đồ lạnh trong những ngày này để hạn chế tình trạng đau bụng, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nên uống gì khi đang nóng và khát?
Để vừa giải khát vừa làm mát cơ thể khi nóng và khát, chúng ta có thể uống nước lạnh khoảng 8 - 15 độ C, nước đun sôi để nguội, nước cam, chanh, mía... và nên uống từ từ.
Hơn nữa, trong nước uống nóng, đơn phân tử nước hoàn toàn thẩm thấu vào tế bào để bổ sung lượng nước đã mất. Do đó uống nước đá lạnh không hết khát nhanh bằng uống nước nóng hoặc hơi âm ấm. Nếu bạn thường xuyên uống lạnh sẽ bị thiếu nước cung cấp cho tế bào.