Người đang uống thuốc đông máu
Ảnh minh họa
Trong cà chua có chứa vitamin K gây tác động lên thuốc chống đông máu, cho nên ăn cà chua trong thời điểm này sẽ không tốt cho người bệnh.
Người bị bệnh dạ dày
Ảnh minh họa
Cà chua rất chua và có thể gây ợ nóng ở những người có vấn đề về dạ dày như viêm dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản. Ngay cả khi bạn khỏe mạnh thì việc ăn quá nhiều cà chua sẽ dẫn đến các vấn đề về dạ dày.
Người bị bệnh gút (thống phong)
Ảnh minh họa
Lượng purin nhỏ có trong quả cà chua là không hề tốt cho những người bị bệnh gút (thống phong). Do đó, nếu muốn ăn cà chua, bạn cần thận trọng và đến thầy thuốc chuyên khoa để được tư vấn.
Người hay bị dị ứng
Ảnh minh họa
Cà chua chứa một hợp chất gọi là histamine giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại vi khuẩn, vi rút. Điều này thường xuất hiện dưới dạng các phản ứng dị ứng như phát ban và sưng lưỡi. Đối với những người đã được chẩn đoán là dị ứng với cà chua, những triệu chứng đó có thể còn nghiêm trọng hơn.
Người bị bệnh tự miễn
Ảnh minh họa
Bệnh tự miễn là tình trạng rối loạn hệ thống miễn dịch khiến cơ quan này hoạt động quá mức và giải phóng kháng thể để tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể.
Cà chua là một phần của một nhóm thực vật được gọi là nighthades. Các alcaloid có thể làm nặng thêm tình trạng viêm trong cơ thể, điều này đặc biệt xấu đối với những người mắc các bệnh tự miễn. Do đó nếu mắc hội chứng này bạn nên loại bỏ cà chua khỏi chế độ ăn uống hằng ngày.
Người bị đau khớp
Ảnh minh họa
Ăn quá nhiều cà chua có thể gây đau khớp vì cà chua có một chất kiềm gọi là solanine, chất này tích tụ canxi trong các mô. Khi việc tích tụ canxi quá nhiều sẽ dẫn đến viêm, đau và sưng ở khớp.
Người bị hội chứng ruột kích thích
Ảnh minh họa
Nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích thì không nên ăn cà chua vì chúng có thể gây tiêu chảy, chuột rút, đầy hơi và táo bón.
Người bị vấn đề về thận
Ảnh minh họa
Cà chua không chỉ gây hiện tượng tích tụ canxi trong cơ thể mà còn giàu chất oxalate - một chất không được chuyển hóa dễ dàng khi tiêu thụ quá mức và nó có thể dẫn đến sỏi thận. Cà chua cũng rất giàu kali, có thể làm suy giảm chức năng thận.
Người bị các vấn đề tiết niệu
Ảnh minh họa
Thực phẩm có nhiều axit như cà chua có thể gây kích thích bàng quang. Nếu bạn mắc các bệnh về đường tiết niệu thì nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.
Lưu ý khi ăn cà chua
Ảnh minh họa
- Cần tránh ăn cà chua khi bụng đói vì các acid được tiết ra từ dạ dày lúc bụng đang đói sẽ tăng lên. Các axit này dễ dàng phản ứng với với các chất có trong cà chua như pectin và nhựa phenolic, các thành phần khác để hình thành các cục không hòa tan, gây khó chịu cho dạ dày.
- Không nên nấu cà chua quá kỹ bởi chúng sẽ làm mất đi các loại chất dinh dưỡng có trong cà chua. Nếu đun cà chua ở nhiệt độ cao hoặc đun kỹ quá sẽ làm mất đi các vitamin và làm giảm giá trị dinh dưỡng mà cà chua mang lại.
- Không nên ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn tới hiện tượng cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này dù chỉ một lượng nhỏ.
- Ăn cà chua trong bữa tối hoặc dùng vào bữa ăn nhẹ ban đêm đều đem lại hiệu quả cao.