Đặc biệt, đa số người bệnh chủ quan với triệu chứng hoặc đang nhận định sai do thiếu thông tin bệnh học. Đây chính là nguyên nhân khiến cho việc điều trị bệnh viêm xoang trở nên dai dẳng và ngày càng khó chữa trị.
Viêm xoang dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác
Do có nhiều điểm chung về thời gian mắc bệnh (dễ xuất hiện trong mùa lạnh hoặc giao mùa, thay đổi thời tiết đột ngột) và một số triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, tắc nghẹt mũi… nên mặc dù có những đặc trưng riêng biệt nhưng ở giai đoạn đầu viêm xoang bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường hoặc viêm mũi…
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Viêm mũi là tình trạng viêm của lớp niêm mạch lót bên trong hốc mũi được chia thành 02 giai đoạn khác nhau là cấp & mạn tính. Ở giai đoạn cấp tính biểu hiện dễ nhận biết đầu tiên đó là chảy dịch mũi trong, ngạt mũi có thể kèm theo sốt nhẹ hoặc ớn lạnh toàn thân. Còn giai đoạn viêm mũi mạn tính cơ thể mệt mỏi, nước mũi xanh, vàng (biểu hiện không rõ rệt).
Cảm cúm là dạng bệnh truyền nhiễm hô hấp do vi rút gây ra. Khi cơ thể không thích ứng kịp với thay đổi thời tiết sẽ dễ bị các chủng vi rút có hại tấn công dẫn đến cảm cúm với các triệu chứng ở như hắt hơi, nghẹt mũi hoặc các triệu chứng khác. Các triệu chứng này không phải do vi rút trực tiếp gây ra mà là hệ quả của phản ứng cơ thể trước sự tấn công của vi rút.
Còn với viêm xoang (nguyên nhân hình thành do viêm mũi mạn tính, viêm họng điều trị không triệt để) là tình trạng chảy nước mũi không kiểm soát kèm theo cảm giác đau đầu. Viêm xoang khiến cho người bệnh bị chảy nước mũi (chảy cả ở 2 bên mũi với dịch mũi trong suốt, vài ngày sau dịch mũi trở nên đục hơn do bội nhiễm hoặc chảy xuống họng). Tiếp theo là biểu hiện đau nhức rõ rệt ở mỗi vùng xoang bị viêm.
Rõ ràng, dù có nhiều điểm chung về triệu chứng, khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Thế nhưng về bản chất, các bệnh này là khác nhau, do đó phương pháp điều trị cũng khác nhau. Việc nhận dạng sai bệnh sẽ kéo theo tình trạng bệnh một đằng, chữa một nẻo...
Thất bại điều trị với viêm xoang do nhầm lẫn với nhiều bệnh khác.
Đa số người bệnh “đã từng” sử dụng hoặc điều trị chưa đúng
Các số liệu thống kê cho thấy: thực tế, không ít người bị bệnh sau khi điều trị cảm lạnh, cảm cúm cả tháng trời mới biết mình bị viêm xoang (do triệu chứng nghẹt, chảy nước mũi không có dấu hiệu thuyên giảm). Ngược lại, một số thực tình đã bị viêm xoang nhưng lại chủ quan chỉ điều trị bằng thuốc chống cảm, cúm…
Các chuyên gia cho rằng: Việc nhận định, chẩn đoán và lựa chọn thuốc chưa đúng,sai phương pháp không chỉ làm mất đi cơ hội chữa bệnh khỏi hoàn toàn ngay từ giai đoạn đầu mà còn là nguyên nhân dẫn đến những biến chứng bất lợi cho sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ví dụ: Nếu bệnh ở giai đoạn cấp tính, nghĩa là biểu hiện bệnh kéo dài dưới 4 tuần thì việc chữa triệt để viêm xoang là hoàn toàn có thể nếu có phương pháp đúng & đủ. Tuy nhiên, nếu bỏ lỡ giai đoạn này do chẩn đoán & điều trị sai thì ở giai đoạn viêm xoang mạn tính, việc điều trị sẽ khó hơn và mất nhiều thời gian hơn.
Điều trị viêm xoang thế nào cho đúng?
Nguyên tắc chung điều trị viêm xoang là đảm bảo dẫn lưu, thông khí xoang và hồi phục niêm mạc xoang.
Vì vậy cần lưu ý:
Ở giai đoạn cấp tính người bệnh nên điều trị bằng nội khoa: làm sạch và thông thoáng hốc mũi bằng nước muối sinh lý, sử dụng thuốc co mạch (từ 3-5 ngày) giúp thông mũi, kết hợp dùng thêm kháng sinh nếu có biểu hiện viêm nhiễm nặng. Bên cạnh đó có thể song song sử dụng thêm thuốc thảo dược đồng thời để nâng cao hiệu quả điều trị. Sau đó duy trì dùng độc lập thuốc thảo dược từ 7-10 ngày để điều trị nguyên nhân triệt để & hạn chế tần suất tái phát.
Ở giai đoạn viêm xoang mạn tính cần kiên trì điều trị theo một phác đồ điều trị cụ thể theo hướng dẫn của bác sĩ.
Với viêm xoang mạn tính cần điều trị lâu dài, người bệnh có thể chuyển sang sử dụng thuốc trị viêm xoang bằng thảo dược, nhất là các thuốc được ứng dụng bào chế từ bài thuốc cổ phương Tân Di Tán và bài thuốc gia truyền của lương y Trần Đồng giúp điều trị triệt để đảm bảo dẫn lưu và hồi phục niêm mạc xoang. Trong các đợt hồi viêm, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng sinh trong 7- 10 ngày để giảm viêm và giảm phù nề.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể kết hợp với thuốc xịt mũi thảo dược chiết xuất từ Hoa Ngũ Sắc, Tân Di và Thương Nhĩ Tử để sát khuẩn chống phù nề tại chỗ trong các trường hợp ngạt mũi, chảy dịch kéo dài để nâng cao hiệu quả điều trị.
Theo Dân trí/tieudung24g.net