Vắt chanh lấy nước bỏ vỏ
Theo tờ Pinterest, thật không may khi có một lỗi phổ biến mà hầu hết mọi người đều mắc phải khi thưởng thức nước chanh là vứt vỏ chanh. Đó là một cách pha chế sai lầm.
Bởi vì vỏ chanh là một trong những phần bổ dưỡng nhất của toàn bộ loại quả này. Thay vì bỏ vỏ chanh, hãy thái lát chanh hoặc dùng máy sinh tố để nghiền quả chanh để cả vỏ khi pha chế.
Không pha nước chanh với đường
Chanh có thể dùng làm gia vị cho các món ăn và pha thành nhiều loại với các vị khác nhau để dễ uống tùy theo khẩu vị của từng người. Trong đó, chanh thích hợp nhất là pha với nước lọc, với muối, mật ong hoặc gừng, nhưng hạn chế tối đa pha chanh với đường, vì đường chứa nhiều calo, không tốt cho sức khỏe.
Không uống nước cốt chanh đậm đặc
Do nghĩ uống nước chanh nguyên chất thì công dụng giảm cân tốt hơn nên nhiều người không pha loãng với nước lọc mà uống đậm đặc. Tuy nhiên, đây là việc làm hết sức nguy hiểm với đường tiêu hóa, nhất là với dạ dày. Nếu thường xuyên uống theo cách này sẽ sớm dẫn đến nguy cơ viêm loét, thủng dạ dày.
Không pha chanh với nước quá nóng hoặc quá lạnh
Pha chanh với nước lạnh khi uống vào đột ngột có thể gây sốc cho cơ thể. Còn ngược lại, nếu pha với nước nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống.
Nhiệt độ tốt nhất để pha nước chanh là nước ấm, vừa bằng với thân nhiệt của cơ thể để có tác dụng giảm mỡ và không ảnh hưởng đến dạ dày.
Uống lúc bụng đói
Uống nước chanh khi bụng đói sẽ dễ làm tăng axit trong dạ dày, đây là lý do vì sao khi uống vào bạn sẽ có cảm giác cồn cào khó chịu. Tình trạng diễn ra thường xuyên, lâu dần sẽ khiến axit dạ dày tăng quá nhiều dẫn đến viêm loét dạ dày hoặc viêm loét tá tràng.