Cho tất vào ngăn đá
Bạn nên cho quần tất vào ngăn đá. |
Tất mới mua về, bạn nên nhúng vào nước trong một vài phút, vắt thật khô rồi bỏ lại vào túi và để vào ngăn đá qua đêm. Khi lấy tất ra khỏi tủ lạnh cần để đá tan chảy tự nhiên.
Các nhà khoa học tin rằng với việc cấp đông quần tất, các sợi vại sẽ trở nên chắc hơn, chịu lực và đàn hồi tốt hơn.
Làm theo cách này, tất sẽ bền và dai hơn, lưu ý cách này chỉ dùng cho tất mới, tất dùng rồi đã bị dãn sẽ không có tác dụng.
Chú ý đến độ dày của tất
Chị em nên chọn rất có tối và lưu ý đến chỉ số denier. Đây là đơn vị đo độ dày của các sợ dệt, chỉ số này càng cao thì đôi tất của bạn càng bên và dai hơn. Theo các nhà sản xuất, tất đảm bảo được chất lượng có chỉ số denier khoảng 100-200.
Đi một đôi tất cổ ngắn bên trong tất da chân
Móng chân là "kẻ thù" của đôi tất da chân mỏng manh. Để hạn chế tình trạng móng chân đâm thủng tất da, bạn nên "phòng thủ" một đôi tất cổ ngắn bên trong rồi mới đi tất da bên ngoài. Tất cổ ngắn càng mỏng càng tốt để chân không bị dày cộm, đi giày bớt chật chội.
Hạn chế để tất da chân tiếp xúc với móng tay
Móng tay cũng là một trong những "kẻ thù" của tất da chân. Trước khi đi tất chân, bạn nên cắt ngắn móng tay, thật gọn ghẽ, không bị xơ xước. Để mặc tất da dễ hơn, mềm mại hơn, bạn cũng nên bôi một chút sữa dưỡng thể lên chân trước khi mặc.
Khi vết rách nhỏ
Nếu đôi tất giấy bị rách, xước một cách rõ rệt thì dù tiếc, bạn cũng đành bỏ nó đi. Nhưng nếu đang sử dụng và phát hiện vết rách, xước nhỏ, bạn có thể “sửa chữa” bằng cách chấm một chút sơn móng không màu vào, nó sẽ được “vá” và vết rách không lan rộng. Hãy làm việc này ngay khi chân bạn vẫn mang đôi tất đó, nghĩa là khi dùng tất giấy, bạn nên đem theo lọ sơn móng không màu trong túi xách.
Còn với những đôi tất không rách nhưng xù lên, bề mặt có những túm sợi nhỏ, hãy “làm mới” chúng bằng cách lộn trái để đi. Trông đôi tất lại mượt mà như cũ, nhưng bạn nên đi giày kín mũi để che giấu chuyện bạn đi tất trái.