Các vấn đề về da
Khi giun, sán làm ổ trong cơ thể, bạn có thể gặp các vấn đề về da như chàm, phát ban, nổi mẩn ngứa. Chúng có thể xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng nào.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Đau bụng, buồn nôn
Nếu bạn hay bị đầy hơi, táo bón, tiêu chảy hay nhu động ruột kích thích mà không có lí do rõ ràng, đây có thể là một dấu hiệu bạn đang bị nhiễm giun, sán.
Sụt cân bất thường
Giun sán sống bằng thực phẩm bạn ăn hàng ngày vì vậy nó làm giảm lượng dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể khiến bạn bị sụt cân. Nếu thấy cân nặng giảm quá nhiều đi kèm với đau thắt bụng, bạn nên xét nghiệm giun.
Đi ngoài ra máu
Một số loại giun bám chặt vào thành ruột hút máu như giun móc, hay gây kích thích tổn thương thành ruột như giun tóc, và khi đó gây những vết loét nhỏ trong ruột. Điều này khiến người nhiễm giun cũng bị đi ngoài ra máu trong phân.
Mệt mỏi, ê ẩm, khó ngủ
Trong một số trường hợp, bạn có thể bị mệt mỏi, đau khắp toàn thân và đau cơ hoặc đau khớp nếu có giun, sán trong người.
Điều trị khi bị nhiễm giun sán như thế nào?
Để điều trị giun sán hiệu quả, người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Người bệnh cần dùng thuốc với nồng độ cao để có tác dụng mạnh đến các loại giun sán. Muốn thực hiện được vấn đề này, cần cho bệnh nhân uống thuốc vào lúc đói nhưng không đói quá vì dễ gây nên ngộ độc thuốc. Nên dùng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc tẩy để tẩy sạch chất nhầy bao phủ trên cơ thể các loại giun sán, giúp cho thuốc ngấm được nhiều vào giun sán nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Phải chọn loại thuốc có độc tính thấp nhưng có hiệu quả cao.
Sau khi uống thuốc điều trị giun sán, nên dùng thuốc tẩy để tống nhanh các loại giun sán ra khỏi cơ thể, tránh sự nhiễm độc do độc tố của giun sán bị chết hoặc bị vữa nát, đồng thời phòng ngừa được khả năng giun sán có thể phục hồi sống trở lại. Khi chọn lựa thuốc điều trị, nên chọn những loại thuốc được bào chế đã có thêm cả thuốc nhuận trường phối hợp.
Ngay sau khi tẩy giun, bạn cần vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống và vệ sinh môi trường sống để phòng chống sự tái nhiễm bằng cách thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn những thực phẩm đảm bảo chất lượng, rửa tay thật sạch sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn uống,….
Phòng bệnh nhiễm giun sán ra sao?
Bản thân mỗi người nên áp dụng các biện pháp dưới đây để giúp ngăn ngừa nhiễm sán, bao gồm:
- Trước khi chế biến món ăn, cần vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng. Bên cạnh đó cũng hình thành cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện sớm bệnh và có phương pháp điều trị nhanh chóng.
- Rửa sạch và ngâm muối các loại quả ăn và rau dùng để ăn sống để loại trù các trứng giun sán đang sống ký sinh trên đó và rất có thể sẽ vào cơ thể người thông qua đường ăn uống.
- Nếu nuôi các thú cưng như chó, mèo thì nên tắm rửa thường xuyên và tẩy giun định kỳ cho chúng. Ngoài ra, phải thu gom, xử lý sạch sẽ phân của chúng để đảm bảo ấu trùng giun, sán không bị phát tán ra ngoài từ phân chó, mèo.