Thứ 2, 02/09/2024, 23:15 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

4 điều bố mẹ cần nhớ về dinh dưỡng cho trẻ ngày Tết

4 điều bố mẹ cần nhớ về dinh dưỡng cho trẻ ngày Tết
(Tieudung.vn) - Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ bố mẹ cần lưu ý về vấn đề dinh dưỡng ngày Tết.

Hạn chế bánh kẹo

4 điều bố mẹ cần nhớ về dinh dưỡng cho trẻ ngày Tết

40-50g mứt, hoặc 14 viên kẹo trái cây, hoặc một lon nước ngọt cung cấp năng lượng bằng cả bát cơm. Nếu cha mẹ lơ là, trẻ sẽ ăn uống theo sở thích, ham bánh kẹo, nước uống có gas, thức ăn giàu chất béo. Đồ ăn vặt lấp đầy dạ dày, khiến bé bỏ bữa chính, biếng ăn cơm, gây hại sức khỏe và giảm đề kháng. Hậu quả là trẻ béo phì sẽ tăng cân sau Tết, còn trẻ thấp còi thì ngày càng teo tóp hơn.

Cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn bánh kẹo, chỉ thưởng thức chút ít sau các bữa chính. Các loại giàu năng lượng như bánh chưng, món chiên rán, chả giò, lạp xưởng chế biến sẵn... nên ăn chừng mực.

Cân đối khẩu phần ăn

Bữa ăn vẫn cần đủ 4 nhóm chất (đạm, béo, đường bột, vitamin và khoáng chất). Mẹ có thể chế biến các nhanh mà vẫn đủ chất cho bé như cơm mềm, cháo, mì, nui, hủ tíu nấu với thịt, cá, trứng hoặc đậu phụ, rau củ... Khi đi tàu xe, nên chuẩn bị cho bé vài lát sandwich với dăm bông, phô mai, thêm quả chuối cau và hộp sữa bột pha sẵn là đủ.

Trẻ thừa cân béo phì đã ăn bánh chưng thì phải giảm cơm, bởi 1/8 chiếc bánh chưng (loại 1kg) bằng 1,5 bát cơm. Khi chế biến, nên ưu tiên luộc hấp, hạn chế các món chiên xào, sốt nhiều đường, uống sữa tách béo, không ăn muộn sau 20h.

Trẻ thấp còi cũng cần ăn uống lành mạnh và cân đối. Bữa chính cần đa dạng, đủ 4 nhóm chất, nên dùng các loại đạm từ thịt, cá, trứng, tôm, cua tươi... giàu dinh dưỡng. Sữa nên dùng loại chuyên biệt dành cho trẻ suy dinh dưỡng. 

Không cho trẻ ăn thức ăn nguội lạnh

Nét văn hoá truyền thống của người dân Việt Nam rất đáng quý, trước khi ăn thường làm mâm cỗ cúng gia tiên và thủ công.

Từ lúc chuẩn bị các thực phẩm, món ăn của mâm cỗ đến khi ăn thường mất thời gian khoảng 1-2 giờ, đồng thời khi cúng lễ thức ăn không được che đậy.

Một số người còn quan niệm đồ sau cúng lễ giúp cho “trẻ ăn no, chóng lớn, người già khoẻ mạnh”. Chính vì vậy, thức ăn sau khi cúng hay ưu tiên cho người già và trẻ em “gọi là thụ lộc”. Mà thức ăn này thường nguội lạnh và dễ bị vi khuẩn xâm nhập, nếu cho trẻ và người già ăn rất dễ bị tiêu chảy, vì vậy cần ăn ngay khi món ăn vừa nấu chín.

Việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong khi chế biến, bảo quản là rất quan trọng, không ăn thức ăn khi nghi ngờ ôi thiu.

Hạn chế cho ăn các loại hạt

Hạt dưa, hạt bí và một số loại hạt khác dễ bị hư hỏng, mốc, mứt và bánh kẹo không đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ không tốt cho của trẻ. Vì vậy, hạn chế cho trẻ ăn mứt, bánh kẹo, uống nước ngọt và các loại hạt trên.

Tags:
4.1 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.22437 sec| 772.117 kb