Rau củ bị mốc gây ung thư gan
Các loại thịt thường bị vứt bỏ khi chúng có dấu hiệu thiu, mốc nhưng với các loại rau xanh, ai cũng cho rằng chúng chỉ bị mốc ở phần bên ngoài, chỉ cần gọt bỏ là có thể ăn tiếp. Tuy nhiên, cách này không thể loại bỏ hoàn toàn độc tố aflatoxin do nấm mốc sản sinh ra.
Aflatoxin là một loại độc tố có trong các thực phẩm mốc, sản sinh bởi loài nấm mốc tên là Aspergillus. Bên cạnh việc gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính thì aflatoxin còn có thể làm tổn thương trực tiếp tế bào gan, gây thoái hóa và hoại tử. Độc tính aflatoxin tương đương gấp 10 lần lượng kali xyanua và gấp 68 lần so với asen.
Không nên ăn rau củ đã bị mốc có nguy cơ ngộ độc aflatoxin
Các triệu chứng ngộ độc aflatoxin thường là sốt, nôn mửa, chán ăn, vàng da, bụng trướng nước, phù chi dưới và các triệu chứng khác...
Ăn rau củ bị mốc có thể khiến chúng ta tăng nguy cơ tiếp xúc với loại độc tố nguy hiểm này. Tuy nhiên nếu bạn tiêu thụ rau tươi, an toàn thì lại có thể giảm sự hấp thụ aflatoxin vào cơ thể do rau có chất diệp lục. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng rau bina, bông cải xanh, cải bắp và các loại rau xanh khác rất giàu chất diệp lục.
Các loại rau muối chua nguy cơ gây ung thư dạ dày
WHO nhận định các thực phẩm càng chứa nhiều muối càng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Trong đó, các thực phẩm chứa nhiều muối mà WHO chỉ ra đó là cá muối kiểu Trung Quốc, thịt muối và rau muối. Nguyên nhân được cho là do muối có thể gây làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, tăng sự phát triển của vi khuẩn HP và cuối cùng tạo nên ung thư.
Các loại rau xanh muối chua có nguy cơ ung thư dạ dày rất cao.
Ngoài WHO, nhiều chuyên gia cũng lên tiếng cảnh báo cần hạn chế sử dụng món ăn này do trong dưa cà muối có chứa hợp chất nitroso, chất này cũng khiến gan phải hoạt động vất vả để đào thải ra khỏi cơ thể, gây quá tải cho gan, gây viêm gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan.
Rau dương xỉ gây ung thư dạ dày, vòm họng, đường tiết niệu
Theo NCBI, dương xỉ diều hâu dân gian gọi là rau dớn, có tên khoa học là Pteridium aquilinum có thể gây nên ngộ độc hoặc bệnh ung thư cho người ăn. Lý do là bởi dương xỉ diều hâu có chứa chất ptaquiloside, chất này đã được chứng minh có thể gây ung thư dạ dày, vòm họng, đường tiết niệu cho cả người và động vật ăn cỏ. Ngoài dương xỉ diều hâu, sự hiện diện của ptaquiloside còn được phát hiện ở nhiều loại dương xỉ khác, nhưng ở dương xỉ diều hâu là nhiều nhất.
Dương xỉ diều hâu còn gọi có chứa chất ptaquiloside, chất này đã được chứng minh có thể gây ung thư dạ dày, vòm họng, đường tiết niệu cho cả người và động vật ăn cỏ.
Con người có thể bị phơi nhiễm loại chất này qua 2 con đường: Do ăn dương xỉ diều hâu, do ăn thịt và uống sữa của động vật ăn dương xỉ. Vào năm 2007, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc WHO đã phân loại ptaquilosid là chất gây ung thư nhóm 2B - nhóm này bao gồm những chất (hoặc hỗn hợp) có thể gây ung thư cho người.