Thứ 3, 26/11/2024, 10:14 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

3 bệnh lý cần thận trọng khi thời tiết thay đổi

3 bệnh lý cần thận trọng khi thời tiết thay đổi
(Tieudung.vn) - Thời tiết thay đổi bạn cần thận trọng với bệnh viêm mũi dị ứng, cảm cúm, viêm họng.

PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc chuyên môn An Việt cho biết thời tiết này số bệnh nhân đến viện kiểm tra các bệnh lý tai mũi họng ngày càng tăng. Trong số đó có nhiều bệnh nhân đến viện khi đã gặp biến chứng của bệnh do không chẩn đoán sớm được triệu chứng ban đầu.

Nhiều bệnh nhân thường có thói quen chủ quan, cho rằng các bệnh đau họng hay viêm mũi chỉ là bệnh xoàng xĩnh, không cần điều trị sẽ tự khỏi.

3 bệnh lý cần thận trọng khi thời tiết thay đổi

Bệnh viêm họng rất thường xảy ra khi thời tiết thay đổi. Nguồn ảnh: Internet 

Viêm họng

Bên cạnh viêm mũi dị ứng, bệnh viêm họng cũng được bác sĩ liệt vào căn bệnh phổ biến. PGS An cho biết triệu chứng đầu tiên của bệnh là đau họng khi nuốt nước bọt hay khi ăn, khàn tiếng, có những cơn ho do bị kích ứng ở đường hô hấp và có thể kèm theo cả sổ mũi.

Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn hoặc do virus gây nên. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ dần nặng thêm và có thể dẫn đến viêm phổi, có những biến chứng cho cơ tim và van tim.

Khi có biểu hiện viêm họng, không tự ý mua thuốc sử dụng vì phải tìm nguyên nhân để điều trị bệnh mới khỏi dứt điểm được.

Đối với trẻ em, trong điều kiện thời tiết thay đổi như hiện nay khi trẻ có dấu hiệu chảy nước mũi có thể dùng nước muối sinh lý NaCl 0,9% để làm vệ sinh mũi và dụng cụ hút mũi cho trẻ khi bé bị sổ mũi. Giữ ấm cho trẻ ở cổ và vùng tay chân.

Cảm cúm

Ngoài bệnh tai mũi họng, PGS An còn nhấn mạnh thêm bệnh cảm cúm không thể lơ là.

Do bệnh cảm cúm thường có nhiều biểu hiện nhẹ với các triệu chứng rất phổ biến như sốt, ho dai dẳng trong một vài ngày nên nhiều người chủ quan cho rằng bệnh sẽ tự khỏi nên ít đến cơ sở y tế khám.

Tuy nhiên, nếu không điều trị hoặc điều trị quá muộn cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, nhất là với những người có sức đề kháng kém như phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh tim, phổi mạn tính, mắc bệnh suy giảm miễn dịch…

Viêm mũi dị ứng

3 bệnh lý cần thận trọng khi thời tiết thay đổi

PGS An khám cho bệnh nhân.  Nguồn ảnh: BVAV

Bệnh thường gặp nhất trong thời tiết chuyển mùa là viêm mũi dị ứng với các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mắt.

Viêm mũi dị ứng gây khó chịu và phiền toái cho người bệnh tuy nhiên nhiều người hay có thói quen tự mua thuốc về uống vì các triệu chứng giống như bệnh hô hấp. Đây là sai lầm hại sức khỏe vì khi bị viêm mũi dị ứng bác sĩ sẽ điều trị thuốc khác chứ không phải là kháng sinh.

PGS An cũng cho biết hiện nay môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm, chất gây dị ứng trong không khí tương đối nhiều. Để phòng viêm mũi dị ứng cách tốt nhất là tránh những tác nhân gây bệnh này.

Cách phòng ngừa viêm họng cấp lúc giao mùa đơn giản mà hiệu quả

Để phòng ngừa viêm họng cấp cũng như các bệnh lý viêm đường hô hấp khác trong thời điểm chuyển mùa, dưới đây là các biện pháp hiệu quả:

Vệ sinh răng mũi họng thường xuyên, hàng ngày

Khu vực răng mũi họng có thể tích tụ vi khuẩn và gây bệnh do đặc thù môi trường ẩm ướt, trao đổi thường xuyên với không khí môi trường và . Do đó, cần vệ sinh thường xuyên bằng việc vệ sinh răng miệng sau khi ăn, đánh răng trước và sau khi thức dậy.

Có thể dùng nước muối sinh lý để súc họng, vệ sinh mũi,… ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Tắm bằng nước ấm

Người bị viêm họng tái phát nhiều lần, người sức khỏe yếu nên tắm bằng nước ấm kể cả trong thời tiết chớm lạnh giao mùa. Phòng tắm nên thiết kế kín, tránh gió lùa, sau khi tắm xong thì cần lau khô người trước khi mặc quần áo sạch và ra ngoài.

Giữ ấm cơ thể

Gió lạnh là nguyên nhân khiến niêm mạc họng trở nên yếu ớt hơn, nguy cơ nhiễm khuẩn và viêm họng cấp cũng cao hơn. Vì thế, hãy đảm bảo giữ ấm cho cơ thể trong thời tiết lạnh, nhất là khi ra ngoài vào sáng sớm hoặc buổi tối.

Đêm ngủ cũng cần đóng kín cửa, tránh gió lạnh lùa vào do khi ngủ, nhiệt độ cơ thể thường xuống thấp hơn. Các vị trí quan trọng cần giữ ấm cho trẻ bao gồm: bàn tay, bàn chân, đầu, ngực, cổ,…

Không tiếp xúc với người có biểu hiện bệnh

Vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp trên có khả năng lây lan rất nhanh, đôi khi chỉ qua tiếp xúc gần hoặc dịch tiết đường hô hấp. Vì thế, nên tránh để trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch, hạn chế tiếp xúc gần với người có triệu chứng cúm, viêm họng cấp hoặc viêm đường hô hấp khác.

Hạn chế thực phẩm lạnh

Kem lạnh, đá hay các thực phẩm giữ lạnh rất được trẻ nhỏ yêu thích. Tuy nhiên, chúng khiến niêm mạc họng bị kích thích, dễ gây viêm họng cấp hơn. Vì thế hãy hạn chế trẻ ăn những thức ăn, thức uống quá lạnh, thay vào đó là uống nước ấm và các thực phẩm nóng.

Tăng cường đề kháng

Sức đề kháng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh viêm họng cấp, bệnh đường hô hấp khác nói riêng và các bệnh lý toàn thân khác. Vì thế, hãy chủ động tăng sức đề kháng bằng bổ sung đầy đủ dinh dưỡng với 5 nhóm chất cơ bản, tăng cường các loại rau, củ quả tươi chứa nhiều Vitamin và chất chống oxy hóa tự nhiên.

Tags:
4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.07621 sec| 804.227 kb