Ngày 16/04/2025, tại không gian học thuật UEL Space, Hội Luật gia Trường Đại học Kinh tế - Luật đã phối hợp với Khoa Luật và Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học mang tên “Pháp luật và Công nghệ mới”. Sự kiện này nhằm góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật trong kỷ nguyên công nghệ.
PGS.TS Lê Vũ Nam – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐHQG TP Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc
PGS.TS. Lê Vũ Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã phát biểu khai mạc hội thảo với những chia sẻ sâu sắc về sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội dưới tác động của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, dữ liệu lớn (Big Data) và Internet vạn vật (IoT). Ông nhấn mạnh rằng pháp luật không thể đứng ngoài cuộc mà cần phải đi cùng, thậm chí đi trước công nghệ để thiết lập khuôn khổ pháp lý bảo vệ lợi ích công, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và đảm bảo sự phát triển bền vững. Những vấn đề như bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư và trách nhiệm pháp lý trong không gian số đang ngày càng trở nên phức tạp và cần được giải quyết.
Đại diện BGH Đại học Kinh t ế - Luật trao thư cảm ơn đến các diễn giả và nhà tài trợ
Hội thảo đã tạo ra một diễn đàn học thuật quan trọng, nơi các chuyên gia pháp lý, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, giảng viên, nghiên cứu sinh và sinh viên có thể trao đổi và thảo luận về nhiều vấn đề cấp bách. Nội dung chính của hội thảo gồm: (1) Góp ý, hoàn thiện Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số, (2) Bàn về các vấn đề pháp lý đương đại và tác động của các công nghệ mới đối với hệ thống pháp luật.
Đại diện BGH Đại học Kinh t ế - Luật trao thư cảm ơn đến các diễn giả và nhà tài trợ
Sự kiện không chỉ là cơ hội để các luật gia và nhà nghiên cứu nâng cao năng lực nghiên cứu và thực hành pháp lý mà còn là nền tảng để biên tập và xuất bản sách chuyên khảo, tạo nguồn tài liệu khoa học phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy.
Hội thảo cũng kỳ vọng trở thành diễn đàn uy tín, quy tụ các chuyên gia, nhà nghiên cứu, luật sư và nhà hoạch định chính sách, cùng thảo luận về các giải pháp mới trong hoạt động của công nghệ. Một trong những nội dung đáng chú ý được bàn luận là Dự thảo Luật Công nghệ số, nhằm định hình một khung pháp lý phù hợp với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ.
Đại diện BGH Đại học Kinh t ế - Luật trao thư cảm ơn đến các diễn giả và nhà tài trợ
Ngoài ra, hội thảo còn tập trung vào các thách thức pháp lý trong quản lý trí tuệ nhân tạo và hệ thống thông minh, bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trong môi trường số hóa, cùng kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách luật công nghệ.
Diễn giả tham gia phát biểu trong hội thảo
Trong bối cảnh chuyển đổi mạnh mẽ, hội thảo “Pháp luật và Công nghệ mới” đã quy tụ nhiều chuyên gia, nhà khoa học nỗ lực thảo luận các vấn đề pháp lý nổi bật liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI), bảo vệ dữ liệu cá nhân, thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa học trong hoạt động tư pháp. Các tham luận tại phiên m ột nhấn mạnh xu thế tích hợp công nghệ vào đào tạo luật, ứng dụng AI trong xét xử và đảm bảo an toàn pháp lý trong giao dịch số. Phiên hai tập trung vào định hướng xây dựng Luật công nghệ công nghệ số tại Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm từ Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Hoa Kỳ… với các nội dung như quản lý AI, dữ liệu xuyên biên giới, sàn giao dịch tiền số và quy định về tài sản số. Hội thảo đã tìm ra giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật Công nghi ệp công nghệ số, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trong kỷ nguyên số hóa toàn cầu.
Ban tổ chức hội thảo chụp ảnh lưu niệm cùng khách mời
Thông qua các tham luận chất lượng, hội thảo không chỉ cập nhật xu hướng mà còn đóng góp vào quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số. Các bài tham luận hay, có chiều sâu dự kiến sẽ được biên tập thành sách chuyên khảo “Pháp luật và Công nghệ mới” do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh phát hành, tạo giá trị thực tiễn cho giảng dạy, nghiên cứu và tư vấn chính sách trong tương lai.