Thứ 6, 22/11/2024, 20:15 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Từ món ăn gia đình trở thành thương hiệu ẩm thực số 1 thế giới

Từ món ăn gia đình trở thành thương hiệu ẩm thực số 1 thế giới
(Tieudung.vn) - Có khi những thương hiệu lớn lại khởi nguồn không phải là mục tiêu kinh doanh, mà chỉ là món ăn đơn giản trong nhà bếp.

Tabasco

Trong những năm cuối 1860, Edmund McIlhenny, một người làm vườn yêu ẩm thực sống tại đảo Avery thuộc bang Louisiana (Mỹ), quyết định tạo ra một loại nước sốt cay để thêm hương vị vào các . Sau khi thu hoạch giống ớt có nguồn gốc từ Trung Mỹ mà ông trồng trong vườn, ông nhận ra chúng mang hương vị mà ông đang tìm kiếm.

Sau khi nghiền nhỏ những quả ớt, ông trộn với muối của đảo Avery và đóng vào lọ hoặc thùng rồi ủ trong 30 ngày. Tiếp theo, ông tiếp tục trộn thêm giấm rượu trắng của Pháp và ủ thêm 30 ngày nữa. Cuối cùng, ông chắt lấy nước và đong vào những chai nhỏ, đun chín và đóng nắp.

Nhung thuong hieu lon bat dau tu cong thuc nau an gia dinh hinh anh 1
Nước sốt tương ớt Tabasco hiện có mặt tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng doanh thu hàng năm lên đến 200 triệu USD. Ảnh: Reuters

Gia đình và bạn bè của McIlhenny vô cùng thích loại nước sốt này. Sau đó, ông bắt đầu kinh doanh và đặt tên sản phẩm là Tabasco, theo tiếng của thổ dân Mexico có nghĩa là "một vùng đất ẩm ướt". Sau đó, người đàn ông này thành lập McIlhenny Co.

Sau 140 ra đời và truyền qua 5 thế hệ, Tabasco vẫn đang được sản xuất trên đảo Avery, dán nhãn bằng 22 ngôn ngữ và tiếng địa phương, xuất hiện tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy Tony Simmons, cháu của người sáng lập, không đề cập về số lượng bán hàng nhưng theo một số thông tin, doanh thu hàng năm của công ty là khoảng 200 triệu USD.

Nestlé Toll House Chocolate Chip Cookies

Khi Ruth Graves Wakefield và chồng của bà, Ken, mở nhà hàng Toll House Inn vào năm 1930, nó nhanh chóng trở thành một thương hiệu được ưa thích tại địa phương. Tọa lạc tại thị trấn Whitman, bang Massachusetts (Mỹ), trên con đường giữa thành phố Boston và khu vực Cape Cod, nhà hàng của Ruth trở thành nơi mà mọi người từ khắp vùng New England tụ tập để thưởng thức tài nghệ của bà, đặc biệt là các món bánh tráng miệng.

Năm 1936, trong một lần làm bánh, Ruth xắt nhỏ thanh kẹo Nestlé Semi-Sweet Chocolate và nhồi chúng với bột. Sau khi nướng lên, những mẩu chocolate vẫn giữ nguyên hình dạng. Loại bánh này rất được ưa chuộng.

Sau khi các tờ báo tại thành phố Boston công bố công thức của Ruth, doanh thu của Nestle Semi-Sweet Chocolate tăng vọt. Cuối cùng, Ruth đàm phán với Nestlé về việc in công thức của bà trên bao bì và gọi nó là Công thức Toll House Cookie. Thay vì trả hàng triệu USD cho công thức đó, doanh nghiệp Thụy Sĩ đồng ý cung cấp chocolate cho bà suốt đời.

Kentucky Fried Chicken

Nhung thuong hieu lon bat dau tu cong thuc nau an gia dinh hinh anh 2
Harland David Sanders, người sáng lập ra chuỗi cửa hàng KFC, đã từ thiện toàn bộ tài sản sau khi qua đời. Ảnh: AP

Sinh năm 1890 trong một gia đình nghèo, Harland David Sanders buộc phải thay mẹ, khi đó là trụ cột trong gia đình, nấu ăn cho các em sau khi cha qua đời. Từ bỏ học giữa chừng đến khai gian tuổi để vào quân đội, cuộc đời ông trải qua nhiều sóng gió và thất bại.

Đến năm 1930, vào tuổi 40, Sanders quyết định dấn thân vào lĩnh vực tại bang Kentucky. Ông mở cửa hàng kinh doanh gà rán. Lời ca tụng về món gà của Sanders vang xa và công việc của ông phát triển đến mức thống đốc bang Kentucky phong cho ông tước hiệu "Kentucky Colonel" (tạm dịch: Đại tá bang Kentucky).

Ở tuổi 65, Sanders tập trung vào nhượng quyền kinh doanh gà rán trên toàn quốc với cái tên Kentucky Fried Chicken (KFC). Tới năm 1963, thương hiệu hoạt động với 600 cửa hàng. Ông bán nó với giá 2 triệu USD vào năm 1964. Đến năm 1971, KFC trị giá 285 triệu USD.

Sanders qua đời vào năm 1980 và từ thiện toàn bộ tài sản. Công thức bí mật của 11 loại thảo mộc và gia vị của ông được khóa trong một căn hầm tại Kentucky trong 7 thập kỷ.

Newman's Own

Năm 1980, Paul Newman và người bạn AE Hotchner đã đóng chai món salad tự chế để làm quà cho người thân và bạn bè trong dịp lễ và được mọi người khen ngợi. Sau đó, họ quyết định tấn công .

Hai năm sau, hai người bắt đầu bán Newman’s Own Salad Dressing. Lợi nhuận năm đầu tiên vượt mức 300.000 USD. Tuy nhiên, thay vì giữ số tiền này, Paul quyên góp 100% lợi nhuận và tiền bản quyền để làm từ thiện.

Năm 1983, Newman's Own Pasta Sauce ra mắt. Doanh nghiệp khẳng định họ luôn bảo đảm chất lượng thực phẩm hoàn toàn tự nhiên với công thức nấu ăn riêng. Đến năm 1992, một thập kỷ sau khi tung ra dòng sản phẩm đầu tiên, công ty đã dùng hơn 50 triệu USD để làm từ thiện.

Năm 2005, Paul lập quỹ Newman's Own Foundation để đảm bảo hoạt động quyên góp của công ty sẽ tiếp tục. Quỹ hiện tại đã đóng góp hơn 460 triệu USD cho các tổ chức phi lợi nhuận trên toàn thế giới.

Tags:
3.8 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.99628 sec| 830.227 kb