Trong lần nêu ý kiến trước, ông có nói “Vật xây dựng, vật buôn bán chiếm lề đường, trị giá lớn hay nhỏ thì trước hết nó là tài sản của người dân”. Nhiều bạn đọc báo thắc mắc, công trình xây dựng tạm trái phép, vật buôn bán chiếm lề đường là những tang vật vi phạm pháp luật, thì có cơ sở để giải quyết theo qui định về tài sản hay không?
Luật sư Trần Đình Dũng |
Những tang vật vi phạm đó, trước hết nó là vật. Đã là vật thì nó là tài sản theo qui định tại Điều 105 Bô luật dân sự 2015 (cũng như Điều 163 BLDS 2005). Chúng ta phải lưu ý, tài sản có thể là hợp pháp, có thể là bất hợp pháp. Khi xác định nó là tài sản bất hợp pháp thì phải xử lý theo qui định pháp luật. Không nên nghĩ các tang vật vi phạm không phải là tài sản. Trong thực tế, có một số những tang vật khi xử lý được phép bán đấu giá, trở thành tài sản hợp pháp.
Trong sự việc liên quan đến UBND quận 1 (TP Hồ Chí Minh) lập lại trật tự lòng lề đường, chúng ta lưu ý, có hai loại tang vật vi phạm gồm: Hàng rong và vật là công trình xây dựng. Đây là hai đối tượng có một phần khác nhau về qui định xử lý vi phạm, không nên nhầm lẫn chúng vào một.
Khác nhau như thế nào thưa ông?
Đối với đối tượng hàng rong (cùng các vi phạm tương tự) cơ quan có thẩm quyền được phép tịch thu theo qui định tại Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Trong áp dụng thực tế, hàng rong được các cơ quan như Đội trật tự liên ngành, Công an phường… đưa về trụ sở và mời chủ sở hữu đến lập biên bản xử lý, phần lớn là ra quyết định phạt tiền. Tuy nhiên nhiều đối tượng bỏ luôn hàng hóa vì có giá trị thấp so với mức phạt tiền hiện nay là 200 ngàn đồng (Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26.5.2016 của Chính phủ).
Nhưng đối với công trình xây dựng vi phạm gồm cả xây dựng tạm và xây dựng kiên cố, thì không áp dụng kiểu “tịch thu mang về trụ sở” theo Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính, mà áp dụng hình thức “Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép” – qui định tại Khoản b Điều 4 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về Qui định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Bất chấp những giải thích của cán bộ Ngân hàng Nhà nước... |
...Ông Hải vẫn chỉ đạo lực lượng phá dỡ các chốt gác An ninh Chi nhánh NHNN tại TP.HCM vào chiều 27/2. |
Nhiều ý kiến nêu lên cần phải mạnh tay, dứt khoát chứ không thể cứ rườm rà qui trình trong việc giải tỏa lề đường. Ông nghĩ như thế nào?
Như tôi đã nói lần trước, một bức tường dù công trình tạm, muốn đập bỏ, phải có biên bản vi phạm, rồi quyết định xử phạt, quyết định cưỡng chế. Đây là thủ tục luật định. Tôi cho rằng, khi ban hành pháp luật các nhà lập pháp đã cân nhắc tất cả các khía cạnh. Quan điểm của tôi, đã là luật định thì không thể không tuân thủ. Nếu như UBND quận 1 trước khi xử lý tháo dỡ các công trình (dù là xây dựng tạm) mà không ra các văn bản xử lý là làm trái qui định pháp luật.
Một số người cũng đã đặt ra nghi ngờ, việc tháo dỡ trụ sở dân Khu phố 6, phường Bến Thành vừa rồi, nếu làm đúng thì phía đơn vị khu phố tự tháo chứ không thể khi nhận quyết định xử phạt do xây dựng vi phạm lộ giới, buộc tháo dỡ mà họ không tuân theo lệnh cấp trên! Nhưng tôi tin rằng, UBND quận 1 cũng đã xác lập đầy đủ văn bản và cũng sẽ xử lý ai là đối tượng vi phạm, tức ai cho phép đơn vị khu phố này xây trụ sở vi phạm, gây lãng phí một khoản tiền không nhỏ của ngân sách (?).
Tối cùng ngày, UBND Quận 1 đã lắp trả lại 6 chốt gác An ninh này. |
Tôi xin lưu ý, việc cơ quan nhà nước xử lý vi phạm hành chính theo đúng thủ tục qui định, cũng là nhằm tránh xử lý sai sót, nhầm lẫn. Như việc tháo gỡ vọng gác trước Ngân hàng Nhà nước (trên đường Võ Văn Kiệt phường Nguyễn Thái Bình), rồi lại phải lắp đặt lại. Nếu làm theo qui định thì trước khi ra quyết định xử phạt hành chính buộc tháo dỡ, các chuyên viên của UBND quận 1 sẽ rà soát và phát hiện ra rằng các chốt gác này được xây dựng căn cứ vào Nghị định 37/2009/NĐ-CP ngày 23.4.2009 của Chính phủ và Thông tư 20/2010/TT-BCA ngày 23.6.2010 của Bộ công an, nhằm mục tiêu bảo vệ kho tiền Quốc gia, không thuộc trường hợp vi phạm hành chính đối với lề đường. Khi đó, sẽ không xảy ra hao công tốn sức huy động lực lượng thảo gỡ 6 vọng gác rồi huy động lực lượng lắp đặt trở lại!
Xin cảm ơn ông!
‘Đòi’ lại vỉa hè ở TP.HCM: Người "anh hùng" trong công vụ vẫn phải tuân thủ pháp luật
(Tieudung24h.vn) - Đợt ra quân áp dụng biện pháp mạnh để giải tỏa lề đường của UBND quận 1, TP Hồ Chí Minh đã được dư luận ủng hộ. Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện một số ý kiến trái chiều trong dư luận. Phóng viên có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Đình Dũng (Trung tâm Tư vấn pháp luật TP Hồ Chí Minh - T.Ư Hội Luật gia Việt Nam) để làm rõ những ý kiến này. |
Vụ đòi lại vỉa hè ở TP.HCM: Quận 1 phải trả lại 6 chốt công an tại Ngân hàng Nhà nước
(Tieudung24h.vn) - Ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 1, TPHCM cho biết, sau khi đối chiếu các văn bản liên quan, Lãnh đạo quận 1 đã quyết định trả lại 6 bốt an ninh cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TPHCM; việc ông yêu cầu tháo dỡ trước đó "nếu sai sẽ từ chức". |