Dự án sẽ được triển khai ngay trong tháng 6 và hoàn thành sau 3 năm thi công.
Nhiều dự án chống ngập tại TP. HCM tiêu tốn hàng chục nghìn tỉ đồng mà TP vẫn ngập nặng nề |
Theo đó, dự án sẽ xây dựng 6 cống kiểm soát triều lớn: Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định; 7,8km đê, kè xung yếu và 25 cống nhỏ dọc bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh; xây dựng nhà quản lý trung tâm cho toàn dự án và hệ thống SCADA (hệ thống quan trắc dữ liệu và điều khiển vận hành từ xa).
Ngoài việc kiểm soát ngập do triều cường, dự án còn giúp thành phố chủ động trong việc điều tiết hạ thấp mực nước ở các kênh, rạch nhằm cải thiện khả năng tiêu thoát nước đô thị.
Địa điểm xây dựng các hạng mục công trình thuộc các quận 1, 4, 7, 8 và huyện Nhà Bè, Bình Chánh; diện tích sử dụng đất để thực hiện dự án khoảng 100ha. Theo nội dung ký kết, UBND TP sẽ giao cho nhà đầu tư một khu đất trị giá 16% giá trị hợp đồng, còn lại là thanh toán bằng tiền mặt.
Tuy nhiên, dư luận đang có nhiều băn khoăn về dự án 10.000 tỉ đồng này ?
Với một dự án lớn lên đến gần 10.000 tỉ đồng, theo một số chuyên gia, cần được HĐND TP thông qua vì dự án đầu tư BT thì cuối cùng ngân sách nhà nước vẫn phải trả cho chủ đầu tư.
Với dự án lớn như thế này, tư vấn - thiết kế như thế nào? Việc gọi thầu đã diễn ra như thế nào hay chỉ định thầu?...
Liệu sau khi hoàn thành, dự án có phát huy hiệu quả kiểm soát nước và chống ngập thật sự hay không ? Bởi trước đó, TP. Hồ Chí Minh đã chi hàng chục nghìn tỉ đồng cho nhiều dự án chống ngập, tiêu thoát nước nhưng tình trạng ngập ở TP ngày một nặng nề?
Mặt khác, khả năng kết nối của các công trình này với hệ thống tiêu thoát, chống ngập khác ra sao, liệu có đồng bộ?
Sài Gòn càng chống ngập lại càng ngập sâu
(Tieudung24h.vn) - Chiều 30/5, cơn mưa lớn kéo dài gần 1 giờ khiến tuyến đường Nguyễn Văn Quá (phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP HCM) bị ngập sâu. Nước dâng lên nhanh chóng, xe cộ tạo sóng đánh vào nhà nên nhiều người phải dùng chướng ngại vật ngăn dòng người qua lại. |