Thứ 6, 11/04/2025, 09:39 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng nguy cơ bị “treo” vĩnh viễn?

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng nguy cơ bị “treo” vĩnh viễn?
Sự chậm trễ trong quá trình xem xét, ký phụ lục hợp đồng để làm cơ sở gia hạn thời gian thực hiện và bố trí vốn đầu tư cho dự án chống nhập 10.000 tỷ đồng đã khiến dự án này đứng trước nguy cơ trở thành dự án "treo" vĩnh viễn.

Mới đây, Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 (Công ty Trung Nam) là chủ đầu tư "Giải quyết ngập do triều khu vực TP Hồ Chí Minh có xét đến biến đổi khí hậu - giai đoạn 1" hay còn gọi là dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng) tổ chức buổi họp báo thông tin về tình hình thực hiện dự án.

Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Tâm Tiến - Giám đốc Công ty Trung Nam cho biết, với tình hình hiện nay, Công ty Trung Nam chỉ có thể cầm cự tối đa 2 tháng nữa. Nếu khúc mắc không được giải quyết, dự án bị dừng sẽ đem lại hệ lụy rất lớn.

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng nguy cơ bị “treo” vĩnh viễn?

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng là dự án trọng điểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Theo ông Tiến, hợp đồng đầu tiên đến tháng 6/2019 hết hạn, sau đó dự án được gia hạn đến tháng 6/2020, nay đã hết hạn do trước đó phải ngừng thi công hơn nửa năm. Một khi dự án bị dừng, muốn thi công trở lại phải mất hơn 5 tháng vì phải thực hiện nhiều thủ tục.

"Nếu TP sớm giao mặt bằng thì nay dự án đã hoàn thành và được đưa vào vận hành. Câu chuyện hết hạn hợp đồng đã không xảy ra", Giám đốc Công ty Trung Nam nói.

Cụ thể, tháng 6/2020, chủ đầu tư đàm phán ký phụ lục hợp đồng để làm cơ sở gia hạn thời gian tái cấp vốn lần 3. Thời gian gia hạn là 6 tháng. Đến ngày 24/9, tổ đàm phán hợp đồng do Giám đốc Sở Kế hoạch và làm tổ trưởng mới thực hiện xong. Tuy nhiên, dù UBND TP đã có hàng loạt văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Chủ tịch Võ Văn Hoan nhưng Giám đốc Sở Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổ trưởng tổ đàm phán vẫn chưa ký phụ lục hợp đồng mới. 

Đến nay chưa nhận được văn bản chính thức từ UBND TP với công trình. Thực tế này dẫn đến nhiều hệ lụy pháp lý phức tạp như lãi vay và các chi phí phát sinh cộng dồn làm dự án vượt mức đầu tư 10.000 tỷ đồng.

Quan điểm của Công ty Trung Nam là nếu Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất tiếp tục thực hiện dự án nhưng không ký phụ lục hợp đồng thì vướng mắc không được giải quyết. Thêm vào đó, nếu phụ lục hợp đồng chưa ký, ngân hàng không thể giải ngân 1.800 tỷ đồng còn lại khiến dự án bị đình trệ, bế tắc vì không có nguồn vốn để hoàn thành. Trong khi đóp, bảo hiểm của dự án đã hết hạn và nguy cơ mất an toàn công trình , giao thông thủy ... sẽ rất cao và thiệt hại rất lớn.

Hiện Công ty Trung Nam đã gửi văn bản gửi UBND TP xin được bàn giao lại hiện trạng dự án trong trường hợp những vướng mắc không được nhanh chóng giải quyết. Với nguồn lực hiện tại của TP, việc mua lại toàn bộ dự án chống ngập do triều là rất khó khả thi, đồng nghĩa với việc dự án đứng trước nguy cơ trở thành dự án treo vĩnh viễn.

Dự án chống ngập có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) nhằm kiểm soát ngập do triều, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho diện tích 750 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP.

Công trình sau khi hoàn thành giúp thành phố chủ động điều tiết hạ thấp mực nước ở các kênh rạch, cải thiện khả năng tiêu thoát nước đô thị và tạo cảnh quan môi trường cho khu vực.

Ban đầu, công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2019 nhưng gặp nhiều vướng mắc nên bị đình trệ suốt 6 tháng do: Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Nam Sài Gòn không giải ngân (UBND TP chưa ký xác nhận thanh toán giải ngân của dự án để thực hiện thủ tục tái cấp vốn); liên danh tố cáo chủ đầu tư sử dụng tiêu chuẩn vật liệu chế tạo, lắp đặt cơ khí cửa van thép không thống nhất từ thiết kế cơ sở đến thiết kế bản vẽ thi công và thực tế thi công.

Giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát hợp đồng cũng liên tục bất đồng quan điểm khi thực hiện dự án. UBND TP Hồ Chí Minh không dám đưa ra quyết định nên cuối tháng 8/2019 kiến nghị Thủ tướng xem xét, chủ trì cuộc họp với các bộ ngành để giải quyết những vướng mắc. Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng sau đó yêu cầu UBND TP chịu trách nhiệm toàn diện về đầu tư và hiệu quả do dự án thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của thành phố. Sau khi thanh tra, thành phố đã cho phép dự án khởi động trở lại.

Tags:
3.8 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Làm cộng tác viên online, người phụ nữ bị lừa hơn 700 triệu đồng
(Tieudung.vn) Công an TP Hà Nội cho biết, một người phụ nữ ở huyện Thường Tín, TP Hà Nội...
 
Hoa hậu Thùy Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh phục vụ việc xác minh, điều tra
(Tieudung.vn) Công an tỉnh Đắk Lắk vừa ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Hoa hậu Nguyễn...
 
Khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục
(Tieudung.vn) Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố...

Muôn màu

Tử vi ngày 11/4/2025 của 12 cung hoàng đạo: Bọ Cạp chớ chi tiêu quá hoang phí
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 11/4/2025 của 12 cung hoàng đạo, Bọ Cạp chớ chi...
 
Lịch âm 11/4 chính xác nhất, lịch vạn niên ngày 11/4/2025: Việc nên và không nên làm?
(Tieudung.vn) Xem lịch âm hôm nay 11/4/2025? Lịch vạn niên 11/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu, việc nên...
 
Tử vi ngày 10/4/2025 của 12 cung hoàng đạo: Thiên Bình tài lộc không được tốt
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ năm ngày 10/4/2025 của 12 cung hoàng đạo, Thiên Bình tài lộc...

Du lịch - Ẩm thực

Kịch tính, hấp dẫn giải bơi chải thuyền rồng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025
(Tieudung.vn) Giải Bơi chải Việt Trì mở rộng năm Ất Tỵ 2025 trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương...
 
Festival Phở năm 2025: Quy tụ phở ba miền Bắc - Trung - Nam
(Tieudung.vn) Ngày 3/4, Văn phòng UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 19/KH-VP về tổ chức Chương...
 
Ăn bánh cuốn xứ Thanh giữa lòng thành phố mang tên Bác
(Tieudung.vn) Là món ăn dân dã, được làm từ bột gạo, nhân tôm, thịt, mộc nhĩ. Bánh cuốn xứ...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.78141 sec| 866.43 kb