Chả đậu phụ thịt viên
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Nguyên liệu:
453 g thịt bò xay hoặc hỗn hợp thịt bò và thịt lợn
113 – 170 g đậu phụ
½ củ hành
½ củ cà rốt
2 nhánh hành lá
1 muỗng canh dầu mè
2 thìa cà phê tỏi băm
½ thìa cà phế muối
½ thìa hạt tiêu
3 quả trứng đánh đều
½ chén bột mì
Dầu ăn
Xắt nhỏ các loại rau.
Đặt đậu phụ vào một miếng vải hoặc khăn bếp và vắt càng nhiều nước càng tốt. Làm nát miếng đậu phụ lớn thành các mảnh vụn nhỏ.
Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị và trộn thật đều tay, làm nát những miếng đậu phụ to còn sót lại. Bạn có thể nấu một chút trong lò vi sóng (hoặc trong chảo) để xem có cần thêm muối hay không.
Viên hỗn hợp thành những quả bóng khoảng 2,5 cm, sau đó ấn nhẹ giữa hai lòng bàn tay để làm phẳng.
Nhúng từng viên chả vào bột mì, phủ đều. Lắc bỏ bột thừa.
Đun nóng chảo chống dính trên lửa vừa thấp. Tráng đều chảo với ½ muỗng canh dầu ăn. Nhúng từng miếng chả vào trứng đã đánh và cẩn thận đặt vào chảo nóng. Chiên khoảng 2 phút cho mỗi mặt, thêm nhiều dầu ăn hơn cho đến khi chả đậu phụ thịt viên chín. Chả đậu phụ thịt viên chắc chắn là đã chín. Làm sạch chảo và chiên các viên chả đậu phụ thịt viên còn lại.
Làm chả đậu phụ thịt viên kiểu Hàn thế này ăn bao nhiêu cơm cũng hết.
Gắp chả đậu phụ thịt viên ra đĩa. Ăn chả đậu phụ thịt viên với một bát cơm và kim chi thì ngon miễn bàn.
Canh mướp đắng nấu tôm
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Nguyên liệu:
Mướp đắng
Tôm, giò sống, gia vị, hành lá, rau mùi, hành khô.
Cách làm:
Mướp đắng rửa sạch, dùng thìa nạo bỏ ruột, thái từng lát vừa ăn. Để mướp đắng bớt đắng bạn có thể ngâm nó trong thố nước muối được pha loãng khoảng 30 phút. Sau đó đem rửa nhiều lần với nước sạch.
Tôm bóc vỏ, rút chỉ đen và giã thô không cần nhuyễn. Bạn trộn tôm với giò sống, hành khô, tiêu và muối. Còn hành lá, rau mùi rửa sạch đem thái nhỏ.
Đổ vào nồi khoảng 3 - 4 bát ăn cơm nước lạnh, đun sôi rồi múc từng thìa nhỏ hỗn hợp giò sống trộn với tôm thả vào; tiếp tục đun sôi với lửa vừa đến khi tôm chín, nổi lên bề mặt nồi nước.
Thả mướp đắng vào, đợi sôi lại thì bạn nêm nếm lại tùy theo khẩu vị với hạt nêm, nước mắm rồi tắt bếp. Chú ý không nên đun mướp đắng quá lâu sẽ làm mất độ giòn, ngọt của mướp. Sau khi nấu xong thì múc canh ra bát, cho thêm hành ngò lên bề mặt và cùng thưởng thức với gia đình.
Mực xào su hào
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Nguyên liệu:
1 con mực khô (khoảng 150 - 200 gr)
1 củ su hào non
1/2 củ cà rốt
1 nhánh gừng nhỏ
3 củ hành khô
Gia vị: Mắm, muối, đường, hạt nêm, hạt tiêu, rượu trắng
Rau thơm: hành lá, rau mùi
Dầu ăn
Cách làm:
Su hào gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái sợi nhỏ. Cà rốt gọt vỏ, bào sợi. Có 2 cách để làm su hào, cà rốt giòn, khô ráo: Cách 1: Cho su hào, cà rốt vào âu/thau ướp với một chút muối hạt để trong 10-15 phút, sau đó rửa sạch nhiều lần, vắt nhẹ (bằng tay hoặc khăn xô) để giúp khô ráo.
Cách 2: Cho su hào, cà rốt cùng chút nước, muối vào chảo, đảo liên tục. Khi bốc hơi thì tắt bếp, vắt ráo nước.
Cho mực vào ngâm trong hỗn hợp rượu trắng cùng gừng giã dập để khử mùi tanh. Sau đó nướng sơ, xé mực thành các sợi nhỏ, đều tay. Ướp mực cùng chút mắm, muối, đường, hạt nêm cho đậm vị.
Phi thơm 1/2 lượng hành băm nhỏ, cho mực vào xào săn, ráo nước. Múc ra để riêng.
Tiếp tục phi thơm 1/2 lượng hành khô băm nhỏ còn lại, cho su hào và cà rốt vào xào. Nêm nếm mắm, muối, hạt nêm vừa vị.
Khi su hào, cà rốt vừa chín tới thì trút mực đã xào săn vào, đảo đều tay. Nêm nếm lại gia vị, thêm rau thơm và tắt bếp, múc ra rắc chút hạt tiêu và thưởng thức nóng.