Bởi, giới chuyên môn nhận ra rằng, một vài “ông lớn” sẽ “vớ bở” sau chiến dịch này. Thế nhưng, thực tế không chiều lòng người, bởi Quảng Ninh đã “đánh chuột vỡ bình”. Khi các “đại gia” du lịch chưa thể vươn dài cánh tay ôm hết du khách, thì các thượng đế đến từ Trung Quốc đã ngoảnh mặt quay lưng.
Nước ngoài ứng xử thế nào?
Tour giá rẻ hay tour 0 đồng thực chất đã xuất hiện tại Thái Lan từ năm 1995, sau đó xuất hiện tại Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia và Singapore, đến giờ vẫn tồn tại. Đoàn khách Trung Quốc đầu tiên đến châu Âu năm 2004 chính là đoàn khách tour 0 đồng. Khi đó, hướng dẫn viên phải trả công ty du lịch trung bình 180 euro/đầu khách.
Ngày nay, khách Trung Quốc đến Nhật Bản và Hàn Quốc đi theo tour giá rẻ vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn. Vì vậy, tour giá rẻ hay tour 0 đồng, thậm chí âm đồng chính là hiện tượng phát triển tất yếu của thị trường. Các quốc gia đều đã cố gắng kiểm soát, chấn chỉnh thị trường nhưng chưa quốc gia nào tìm được giải pháp triệt để, cuối cùng phổ biến nhất vẫn là xoay quanh bảo vệ lợi ích của khách, lấy khách du lịch làm trung tâm, xem xét mức độ khiếu kiện của khách để quyết định việc trừng phạt cũng như quản lý liên quan đến sản phẩm du lịch.
![]() |
Du khách Trung Quốc trên đường đi tham quan vịnh Hạ Long. Nguồn: Internet |
Năm 2013, Cục Du lịch quốc gia Trung Quốc ban hành Luật Du lịch, tập trung chỉnh đốn tour giá rẻ và tour 0 đồng, âm đồng, nhưng vẫn chưa tìm ra được giải pháp tốt nhất, sau nhiều lần vẫn phải để cho cung cầu của thị trường quyết định. Điều 46 của Nghị định quản lý lữ hành, hợp đồng tour phải chi tiết số lượng điểm mua sắm trong chương trình tour và phải thông báo cho khách nắm được. Bất kỳ công ty nào có hành vi lừa dối, ép buộc khách mua sắm sẽ bị phạt rất nặng, từ 10 - 50 vạn tệ, tước thẻ với hướng dẫn viên, trưởng đoàn, tước giấy phép với DN.
Năm 2016, Thái Lan đã áp dụng chỉnh đốn tour 0 đồng và tour âm đồng. Nhưng, chỉ trong một thời gian rất ngắn, chi phí tour đã tăng lên đến 9000 tệ (tương đương 28,8 triệu đồng)/khách cho một tour khoảng 5 - 6 ngày. Điều này khiến lượng khách Trung Quốc đến Thái Lan sụt giảm nghiêm trọng. Sau đó, Thái Lan đã phải nới lỏng thị trường. Tháng 12/2016, đích thân Phó Thủ tướng Thái Lan cùng Bộ trưởng Bộ Du lịch và các quan chức liên quan đã đến Quảng Châu (Trung Quốc) xúc tiến du lịch nhằm đáp ứng và giải quyết những đề xuất, kiến nghị của các công ty tổ chức đoàn ngay tại chỗ.
Đài Loan và Hồng Kông (Trung Quốc) cũng đã từng siết chặt tour giá rẻ, tour 0 đồng, thường xuyên đưa tin về việc hướng dẫn viên ép buộc du khách mua sắm. Chính quyền địa phương cũng áp dụng rất nhiều biện pháp, quản lý nghiêm hoạt động kinh doanh của các công ty lữ hành nhưng đến giờ số lượng tour này vẫn còn phổ biến. Chính vì vậy, Đài Loan đã áp dụng biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn bằng video để khách cảnh giác với hàng nhái và những cái “bẫy mua sắm”, bước đầu phát huy hiệu quả rất tốt.
Chính phủ Hàn Quốc từng tước giấy phép của 68 DN phục vụ tour 0 đồng cho khách Trung Quốc, quyết tuyên chiến với hiện trạng này, nhưng thực tế cho thấy loại tour này vẫn không hề giảm nhiệt.
Các nước Âu - Mỹ đều chấp nhận sự tồn tại của tour giá rẻ trên thị trường, nhưng phải cho khách du lịch biết rõ dịch vụ bao gồm và không bao gồm. Vì thế, tỷ lệ khiếu kiện của khách rất ít, khách du lịch hiểu và đồng thuận.
Cách ứng xử của Quảng Ninh
Để ngăn chặn những tác động tiêu cực của tour giá rẻ, ngày 6/11/2011, Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh đã ra Quyết định thành lập câu lạc bộ 849 Móng Cái với 15 thành viên. Sau đó, chuyển đổi thành Câu lạc bộ Lữ hành Móng Cái tồn tại cho đến ngày nay với hơn 20 DN. Tuy nhiên, mô hình này hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Theo Công văn số 33/TTr, ngày 19/3/2012 của Thanh tra Bộ VHTT&DL về việc báo cáo kết quả đợt kiểm tra các DN lữ hành đón khách du lịch qua cửa khẩu Móng Cái viết rõ: “Nhìn chung, hiệu quả từ hoạt động kinh doanh lữ hành đối với thị trường khách du lịch Trung Quốc không cao. DN Việt Nam chưa phát huy được vai trò làm chủ trong quan hệ với đối tác Trung Quốc, vẫn bị đối tác ép giá”. Cũng theo văn bản này, đơn vị có giá tour trọn gói cao nhất chỉ đạt 70% mức giá sàn do câu lạc bộ đưa ra. Đặc biệt, không có đơn vị nào thực hiện được việc tăng giá tour theo như mức giá do câu lạc bộ đề ra.
Điều đáng nói là, dù vẫn vô tư phạm luật, nhưng câu lạc bộ này lại đưa ra vấn đề phân bổ hạng ngạch, khiến một số công ty không tham gia rất bức xúc vì không được đón khách Trung Quốc. Về vấn đề này, ông Trịnh Đăng Thanh – Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh cho biết: Thực tiễn hoạt động của du lịch rất khác các DN kinh doanh khác. Các công ty lữ hành phải xác định con người đi theo các công ty lữ hành là một hàng hóa rất đặc biệt. Cho nên, các cơ chế để làm sao ứng xử với chủ thể đặc biệt này cũng phải có những quy định mang tính chất đặc thù.
Quảng Ninh có gần 50 công ty lữ hành, khi họ hạ giá, đương nhiên chất lượng dịch vụ kém, nên phải quy định các DN này phải tham gia các câu lạc bộ. Chúng tôi muốn thông qua các câu lạc bộ để các công ty tự thỏa thuận, đàm phán, bảo ban nhau trên cơ sở của pháp luật. Vừa qua, Quảng Ninh thành lập một số mô hình, có mô hình thành công, cũng có mô hình chưa thành công.
“Sắp tới, tỉnh Quảng Ninh mong muốn các cơ quan T.Ư tạo điều kiện cho chúng tôi được quyết định các DN tham gia đón khách qua cửa khẩu Móng Cái bằng hộ chiếu. Bởi, khi Quảng Ninh được quyết định lựa chọn thì các hoạt động của DN mới đi vào trật tự. Chúng ta thấy di căn của việc đón khách tại cửa khẩu Móng Cái đang gây ra nhiều bức xúc trong xã hội và khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước. Tôi đồng ý các quy định của Luật Du lịch cần phải tuân thủ nhưng cũng có những cái cần cơ chế đặc thù thì mới quản lý được” - ông Thanh bày tỏ. Lập luận này của ông Trịnh Đăng Thanh bị giới chuyên môn đánh giá là chưa thỏa đáng. Các cơ quan quản lý ngành du lịch vì thấy khó quản nên cấm đoán, tiêu diệt DN.
Mặt khác, điều này cũng cho thấy sự yếu kém của cơ quan quản lý Nhà nước, bởi, từ rất nhiều năm nay, các cơ quan chức năng của Quảng Ninh không kiểm soát những vấn đề ở gốc như giá cả, chất lượng hàng hóa sản phẩm. Về vấn đề này, ông Thanh cho biết: Quảng Ninh đã có Ban chỉ đạo 389, trong đó các ngành cũng tham gia quyết liệt để xử lý việc này. Chúng tôi đã xử lý DN Ngôi nhà mơ ước trên 500 triệu đồng và gần đây xử tiếp một điểm bán hàng cho khách Trung Quốc trên 400 triệu đồng. Như vậy, việc tỉnh Quảng Ninh vào cuộc là có từ trước. Hiện tượng vừa rồi xảy ra là hiện tượng lạ và xuất hiện khá ồn ào nên Quảng Ninh lấy điểm nhấn đó để xử lý quyết liệt hơn. Mặt khác, thường nhật các cơ quan chức năng cũng đã kiểm soát đúng phạm vi và quyền hạn của họ. Thực tiễn cuộc sống luôn luôn có những biến động và bất ngờ dù cho các cơ quan quản lý Nhà nước đã có những kế hoạch chủ động.
Đánh giá một cách khách quan, một mặt, chiến dịch chấn chỉnh hoạt động “Tour 0 đồng” của Quảng Ninh thời gian qua thể hiện sự kiên quyết làm sạch môi trường du lịch. Tuy nhiên, lượng khách Trung Quốc chiếm thị phần lớn trong tổng lượng khách nước ngoài vào Việt Nam, nếu khó khăn, họ sẽ chuyển sang thị trường khác. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu đón khách quốc tế của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung. Chiến dịch diệt tour 0 đồng cần phải có những biện pháp đúng đắn, nhằm đảm bảo lợi ích chung cho đất nước và tạo lực để phát triển ngành du lịch. Tránh tình trạng khó quản thì cấm đoán, thực hiện máy móc giống như chuyện “đánh chuột vỡ bình”.
Tổng lượng khách chỉ có thế, nhưng các công ty du lịch lữ hành Việt Nam không khai thác được mà do các DN lữ hành Trung Quốc khai thác đưa sang. Vì thế, DN lữ hành nào của Việt Nam trả rẻ thì DN Trung Quốc hợp tác vì họ sẽ thu được lợi nhuận cao. Đây là lý do xuất hiện nhiều tour 0 đồng, tour âm đồng ở Quảng Ninh. Ông Trịnh Đăng Thanh - Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh Theo báo cáo, Quảng Ninh đã xử lý DN Ngôi nhà mơ ước trên 500 triệu đồng và gần đây xử tiếp một điểm bán hàng cho khách Trung Quốc trên 400 triệu đồng. |
(Còn nữa)