Tết Trung thu là một ngày lễ truyền thống của người dân Việt diễn ra vào ngày Rằm tháng Tám (tức 15/8 Âm lịch) hàng năm. Trong ngày này, có rất nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa như: múa lân, rước đèn lồng, phá cỗ, ăn bánh ngắm trăng,… và làm mâm cỗ cúng tổ tiên, thần linh. Mâm cỗ này sẽ tùy thuộc vào quan niệm tín ngưỡng từng vùng miền để chuẩn bị. Dù không cần “mâm cao cỗ đầy” nhưng nhiều người vẫn chủ động cố gắng sửa soạn tươm tất nhất để bày tỏ lòng thành kính của con cháu tới ông bà tổ tiên và chư vị thần linh.
Trong đó, trung thu mâm ngũ quả là một phần rất được chú trọng. Bởi người Việt quan niệm “quả” là biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực, là tượng trưng cho sự sung túc, cho ý nguyện sinh sôi nảy nở và duy trì nòi giống. Theo đó, chỉ bày mâm ngũ quả là do số 5 là con số đại diện cho sự trung tâm đất trời, là nguồn cội của sự sống.
Vì theo người xưa, vạn vật trong đất trời đều được tạo nên từ 5 yếu tố là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mâm ngũ quả có 5 loại quả tượng trưng cho các yếu tố này. Ngoài ra, đêm Rằm tháng Tám là lúc mặt trăng tròn và sáng nhất, người dân tin rằng dâng lên mâm ngũ quả sẽ giúp mang lại sự ấm êm, đủ đầy, may mắn cho gia đình mình. Có thể nói, trung thu mâm ngũ quả mang ý nghĩa thể hiện ước nguyện cầu an, cầu may, cầu hòa, đủ của người dân Việt Nam.
Ảnh minh họa. Ảnh: Cao Thanh Thủy
Mâm ngũ quả gồm những gì?
Việc chuẩn bị và trình bày trung thu mâm ngũ quả sẽ tùy thuộc vào quan niệm tín ngưỡng cũng như đặc trưng về sản vật của từng vùng miền trên đất nước ta. Dưới đây là gợi ý những loại quả bày trung thu theo truyền thống của 3 miền Bắc - Trung - Nam mà bạn có thể tham khảo:
Miền Bắc
Người miền Bắc rất coi trọng truyền thống nên phải là mâm ngũ quả (đại diện cho 5 ngũ hành) và phải có quả xanh (mang tính âm), quả chín (mang tính dương).
Dù không cầu kỳ như xưa nhưng vẫn phải có sự góp mặt của 5 loại quả sau:
– Nải chuối (cầu mong cuộc sống no đủ).
– Hồng đỏ (ước cầu hy vọng, cơ hội mới).
– Na xanh (ước nguyện sinh sôi, nảy nở).
– Bưởi xanh hoặc vàng (cầu điều tốt lành).
– Lựu đỏ (cầu mong may mắn).
Miền Trung
Khác với miền Bắc, miền Trung không được thiên nhiên ưu đãi, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, ít hoa quả nên mâm ngũ quả ở đây mỗi nhà khác nhau.
Ý nghĩa mâm ngũ quả thắp hương Rằm tháng 8 chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên.
Một số loại trái cây điển hình người miền Trung dùng để dâng cúng Rằm tháng Tám là:
– Bưởi, chuối, mãng cầu, đu đủ, sung.
– Xoài, táo, nho, dưa hấu, dứa.
Miền Nam
Là miền đất có khí hậu ôn hòa, mưa nắng tuần tự, đất đai màu mỡ nên miền Nam có nhiều loại hoa quả rất phong phú.
Với mong muốn “cầu sung vừa đủ sài”, người dân miền Nam thường chọn những loại quả sau:
- Mãng cầu, Sung, Dừa, Đu đủ, Xoài.
Một số nhà còn thêm chân đế là 3 quả dứa cho mâm ngũ quả nhằm thể hiện sự vững chắc và ước nguyện con cháu đầy nhà.
Cách bày trung thu mâm ngũ quả đẹp
Ngày nay, việc trình bày trung thu mâm ngũ quả không có câu nệ theo chuẩn mực nào, chủ yếu dựa theo sự khéo léo, sở thích, văn hóa của mỗi gia đình để sắp xếp sao cho đẹp mắt, hấp dẫn. Tuy nhiên, khi trình bày mâm ngũ quả cúng Rằm Trung thu vẫn cần đảm bảo sự hài hòa, đan xen các màu sắc lạnh và nóng của các loại trái cây để đảm bảo tính âm dương. Theo đó, quả xanh tượng trưng cho tính âm và quả chín tượng trưng cho tính dương.
Song nếu bạn muốn bày biện trung thu mâm ngũ quả đẹp thì hãy tạo hình trái cây mà mình muốn sử dụng để làm cỗ thành những con vật ngộ nghĩnh dễ thương. Dưới đây là một số tạo hình trái cây đẹp mà bạn có thể tham khảo:
* Làm chó bưởi
Để làm ra một chú chó bưởi lông xù bạn cần chuẩn 3 phần như sau:
Thứ nhất, 1 loại trái cây có hình tròn, kích thước vừa phải để làm phần đầu chó (táo, cam, lê,…).
Thứ hai, 1 loại trái cây có hình thuôn dài để làm thân chó (đu đủ, dưa hấu,…).
Thứ ba, chuẩn bị các nguyên liệu phụ gồm: hai hạt nhãn, hạt na hoặc nho làm mắt chó; cà rốt hoặc vỏ dưa hấu làm mũi, lưỡi; tăm, giấy màu, giỏ hoặc đĩa để gắn và trình bày bưởi chó.
Cách tạo hình bưởi chó cho trung thu mâm ngũ quả cũng khá đơn giản. Đầu tiên, bạn gắn phần đầu với phần thân theo loại quả mình chọn. Chú ý cắt ghép sao cho chú chó không bị nghiêng đổ. Tiếp đến, gọt bưởi, tách từng múi bưởi, bỏ hạt để làm bộ lông xù. Dùng tăm để ghim múi bưởi lên khung để tạo hình chó bưởi. Cuối cùng thêm mắt, mũi, lưỡi và nơ cho cún.
* Làm thỏ, heo bưởi
Ngoài chó bưởi, bạn có thể tạo hình quả bưởi theo nhiều cách khác. Điển hình như làm hình thỏ hoặc heo.
Để làm hình thỏ bưởi: Bạn định hình đôi mắt cũng như vị trí tai và phần bụng sau cho hài hòa. Sau đó lấy dao gọt phần vỏ bưởi hình tròn cũng như khoét tạo mắt cho chú thỏ. Phần tai lấy vỏ bưởi tạo hình và tạo lỗ nhỏ gắn ở phần đầu. Để làm mắt, mũi, bạn lấy hạt nhãn hoặc nhỏ gắn vào.
Để làm hình heo bưởi: Bạn cắt phần đầu quả bưởi làm mõm heo. Để ngang quả bưởi định hình vị trí của mắt và tai. Bạn dùng dao khoét tròn 2 hình tròn để làm mắt. Sau định hình vị trí vừa khoét để nhét tai heo. Sau lấy hạt nhãn gắn vào vị trí đó làm mắt và mũi.
* Làm cá thanh long
Để tạo hình con cá từ quả thanh long, bạn chỉ cần chọn một trái thanh long ruột trắng, cắt vát để tạo ra miệng cá. Thêm 2 hạt nhãn làm mắt cá và cắt tỉa vỏ bưởi gắn làm vây cá. Sau đó ghép tất cả lại bằng tăm là ra được một chú cá đáng yêu.
* Làm cá chép hoặc thỏ dưa hấu
Nếu muốn trung thu mâm ngũ quả của bản thân thêm phần độc đáo và bắt mắt thì bạn có thể tạo hình quả dưa hấu thành hình con cá hoặc con thỏ, sau đó bày thêm các loại quả khác lên. Tạo hình này khá cầu kỳ đỏi hỏi sự khéo tay của người làm.
* Làm con nhím lê, nho
Tạo hình con nhím bằng quả lê và nho rất đơn giản. Đầu tiên, bạn lấy một quả lê, gọt nhọn phần đầu và phần thân to để nguyên vỏ. Sau đó, dùng tăm xiên vào mỗi trái nho rồi cắm vào thân quả lê là có được một chú nhím xinh xắn.