Diện tích Khu CNC là bao nhiêu?
Ngày 4/11/1998 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 989/QĐ-TTg về việc giao nhiệm vụ tiến hành chuẩn bị thành lập Khu CNC TP Hồ Chí Minh (đây là quyết định chấp thuận về mặt chủ trương). Cụ thể: “Giao UBND TP Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và các bộ, ngành liên quan chỉ đạo xây dựng Quy hoạch tổng thể và nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 Khu CNC thành phố; Giao UBND thành phố chủ trì phối hợp với Tổng cục Địa chính và các đầu mối liên quan thực hiện việc xác định chỉ giới cụ thể Khu CNC trên bản đồ và các mốc giới chủ yếu trên thực địa với quy mô tổng diện tích 800ha tại quận 9, TP Hồ Chí Minh, trong đó giai đoạn 1 (đến 2005) là 300ha, trước mắt đến năm 2000 là 100ha; giao UBND thành phố chủ trì xây dựng phương án quy hoạch tái định cư để phục vụ giải phóng mặt bằng Khu CNC giai đoạn 1 và các giai đoạn tiếp theo.
Ông Nguyễn Xuân Ngữ (sĩ quan quân đội nghỉ hưu, ngụ tại ấp Mỹ Thành, phường Long Thành Mỹ, quận 9) bên chồng đơn mà hơn 10 năm đã ròng rã khiếu nại từ TP Hồ Chí Minh ra đến Trung ương vì bị thu hồi 3.600 m2 đất mà không có quyết định thu hồi. Ông Ngữ cho rằng nhà đất của mình nằm ngoài ranh quy hoạch Khu công nghệ cao nhưng vẫn bị thu hồi. |
Tiếp đó, ngày 25/4/2002 UBND TP Hồ Chí Minh có văn bản 1335/UB-ĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thu hồi toàn bộ diện tích đất của Khu CNC là 804ha (tăng 4ha so với quyết định 989 của Chính phủ). Trong đó, giai đoạn 1 (2002-2005) triển khai ngay 300ha đất giao cho UBND thành phố quản lý và để có cơ sở pháp lý tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng, triển khai thực hiện đầu tư, xây dựng theo quy hoạch; UBND thành phố cũng cam kết chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện chính sách bồi thường, giải tỏa và tái định cư theo Nghị định 22/1998/CP ngày 24/3/1998 của Chính phủ.
Sau đó, ngày 24/5/2002 Chính phủ đã có văn bản số 572/CP-NN cho phép UBND TP Hồ Chí Minh căn cứ vào quyết định số 989/QĐ-TTg ngày 4/11/1998 để thu hồi 804ha tại 5 phường: Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Long Thạnh Mỹ và Phước Long B thuộc địa bàn quận 9 để giao cho Ban quản lý Khu CNC TP Hồ Chí Minh sớm tổ chức việc bồi thường, xây dựng khu tái định cư…
Như vậy, theo các căn cứ pháp lý Khu CNC quận 9 TP Hồ Chí Minh có diện tích chính thức là 804ha.
Tiền trảm hậu tấu
Tuy nhiên, ngày 27/6/2002 Kiến trúc sư trưởng thành phố và Ban Quản lý Khu CNC đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung, không cần chờ ý kiến thỏa thuận của Bộ Xây dựng (sai thẩm quyền – PV). Cùng ngày 27/6/2002, UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định 2666/QĐ-UB thu hồi và giao đất lần thứ nhất để xây dựng khu CNC với quy mô 804ha.
Tiếp đó, ngày 18/7/2003 UBND TP Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2717/QĐ-UB thu hồi đất lần thứ 2 với diện tích 69ha (69.358m2) là một phần đất phường Hiệp Phú (không thuộc 5 phường có tên trong quyết định giao đất của Thủ tướng Chính phủ) và phường Tân Phú thuộc quy hoạch Khu CNC, tiếp giáp Xa lộ Hà Nội giao cho Ban Quản lý khu CNC phần diện tích tăng thêm này.
Ngày 19/5/2004, UBND TP Hồ Chí Minh lại tiếp tục có Quyết định 2193/QĐ-UB thu hồi đất lần thứ 3, thu hồi bổ sung 102 ha (1.022.275m2) tại phường Tăng Nhơn Phú A và Tăng Nhơn Phú B và giao cho Ban Quản lý Khu CNC để tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng.
Nếu tính tổng cộng 3 lần thu hồi đất xây dựng Khu CNC bằng các quyết định 2666 ngày 27/6/2002, Quyết định 2717 ngày 18/7/2003 và Quyết định số 2193 ngày 19/5/2004 thì tổng diện tích đất đã thu hồi để xây dựng Khu CNC là 913,1633ha.
Như vậy so với quyết định giao đất xây dựng Khu CNC của Thủ tướng Chính phủ là 804ha, trên thực tế UBND TP Hồ Chí Minh đã thu hồi 913ha, lố 112ha. Đây chính là nguyên nhân làm bùng phát việc khiếu nại tố cáo của người dân trong suốt hơn 10 năm qua. Theo số liệu của các cơ quan chức năng, đã có gần 1.000 đơn thư khiếu nại của người dân gửi về UBND quận 9 liên quan đến các vấn đề bồi thường, cưỡng chế thu hồi đất ngoài ranh…
Ngày 29/7/2005 (hơn 1 năm sau kể từ khi ban hành quyết định thu hồi đất lần thứ 3 xây dựng Khu CNC) UBND TP Hồ Chí Minh mới có văn bản số 4525/UBND-ĐT báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể dự án đầu tư xây dựng khu CNC từ 804ha lên 913ha để phù hợp với tình hình thực tế.
Tiếp đó, ngày 21/8/2006 UBND TP Hồ Chí Minh có Tờ trình số 6005/TTR-UBND trình Bộ Xây dựng thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 Khu CNC.
Nhìn chung, việc khiếu nại của người dân xung quanh việc TP Hồ Chí Minh vượt thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ thu hồi đất ngoài quyết định thu hồi đất của Thủ tướng Chính phủ là có thật. (còn nữa)
TP Hồ Chí Minh: “Bẻ” quy hoạch của Thủ tướng để hợp thức hóa cho các dự án bất động sản “nuốt” đất tái định cư?
(Tieudung.vn) - Giữa quyết định phê duyệt quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm (KĐTMTT) do Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt ký và thực tế triển khai đã sai biệt rất nhiều. Phải chăng để hợp thức hóa cho những sai biệt mà Phó chủ tịch UBND thành phố lúc bấy giờ là ông Nguyễn Văn Đua đã có quyết định “bẻ” quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ. |
Điều chỉnh quy hoạch KĐT mới Thủ Thiêm có đúng pháp luật?
(Tieudung.vn) - Với tư cách là Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Đua đã ban hành Quyết định số 6565 v/v Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5.000 để “thay thế" Quyết định 367 của Thủ tướng. |
TP Hồ Chí Minh đang “gánh” nợ còn nhà đầu tư hưởng lợi “khủng” từ Khu đô thị mới Thủ Thiêm
(Tieudung.vn) - Như Tieudung.vn đã phản ánh, TP Hồ Chí Minh “bẻ” quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm (KĐTMTT) của Thủ tướng để hợp thức hóa cho các dự án bất động sản “nuốt” đất tái định cư. Với TP Hồ Chí Minh hiện nay, KĐTMTT là một gánh nặng tài chính, gánh nặng xã hội, an sinh của một vạn rưỡi hộ dân…thì với các nhà đầu tư họ đang bắt đầu hưởng được quả ngọt. |