Thứ 4, 09/07/2025, 08:36 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Hà Nội cần làm gì để phát triển kinh tế đêm?

Hà Nội cần làm gì để phát triển kinh tế đêm?
(Tieudung.vn) - Du lịch ban ngày chỉ chiếm 30%, còn 70% doanh thu dịch vụ sẽ nằm ở khung giờ tối đến đêm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu không có đột phá ở các dịch vụ đêm thì rất khó khai thác được tiềm năng kinh tế đêm.

UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội vừa hoàn thành xây dựng Đề án tổ chức thí điểm phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn quận và đang cáo báo thành phố Hà Nội xem xét phê duyệt để cho phép triển khai. Theo lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm, kinh tế đêm đã hình thành ở địa bàn quận từ nhiều năm nay với các loại hình như không gian đi bộ, chợ đêm, tuyến phố ẩm thực, cửa hàng tiện lợi, quán café, quán bar, vũ trường, và các sự kiện, chương trình văn hóa nghệ thuật, trong nhà, ngoài đường phố... vào ban đêm. Một số hoạt động đêm đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa, của một bộ phận người dân địa phương và địa điểm không thể bỏ qua của khách du lịch khi đến với Hoàn Kiếm.

65 cơ sở đủ điều kiện đăng ký tham gia thí điểm kinh doanh đến 2 giờ sáng các ngày cuối tuần  đạt được nhiều kết quả như: Doanh thu khoán bình quân một tháng trong năm 2017 của các cơ sở tham gia thí điểm tăng 55% so với năm 2016, năm 2018 tăng 30% so với năm 2017, năm 2019 tăng 10% so với năm 2018.

Hà Nội cần làm gì để phát triển kinh tế đêm?

Phố cổ Hà Nội – nơi còn nhiều tiềm năng khai phá kinh tế đêm.

Một địa điểm ăn đêm trên địa bàn quận là tuyến phố Tống Duy Tân - ngõ Cấm Chỉ bắt đầu tổ chức từ năm 2003. Theo UBND quận Hoàn Kiếm, đây là điểm đến ấn tượng phục vụ tốt du khách trong và ngoài nước. Qua triển khai, chất lượng an toàn của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (54 cơ sở, gồm 8 nhà hàng, khách sạn, 31 cửa hàng và 15 cơ sở thức ăn đường phố) trên tuyến phố được nâng cao, thu hút khách du lịch, nhất là thời điểm sau 18h hằng ngày.

Tuy nhiên, tuyến phố cũng có những hạn chế về chất lượng thực phẩm, việc dừng đỗ xe lộn xộn gây mất mỹ quan… UBND quận Hoàn Kiếm cũng chỉ ra những hạn chế đòi hỏi phải cải thiện. Đó là các hoạt động kinh tế đêm hiện nghèo nàn, đơn điệu, chỉ tập trung vào hoạt động ẩm thực, chợ đêm hoặc phố đi bộ. Các sản phẩm, dịch vụ du lịch đêm như tham quan di tích lịch sử, văn hóa (đền, chùa…) chưa thực sự phát triển.

Ngay cả việc kinh doanh đến 2 giờ sáng vẫn chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Số lượng cơ sở đăng ký tham gia còn ít chủ yếu mới tập trung vào các loại hình quán bar, karaoke. Nguyên nhân là do chỉ tổ chức 2 ngày trong tuần nên chưa hình thành đội ngũ lao động chuyên về ban đêm, các cơ sở kinh doanh gặp khó khăn trong việc bố trí nhân viên làm thêm giờ. Sau 0h, lượng khách chủ yếu tập trung ở khu vực phố cổ và một số loại hình giải trí (bar, karaoke) nên chưa thu hút được các cơ sở kinh doanh tại khu vực khác, loại hình khác tham gia thí điểm.

Ðột phá từ đâu?

Ông Nguyễn Mạnh Thản, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội, nhận định, Đề án phát triển kinh tế đêm của quận Hoàn Kiếm thực chất vẫn chưa có những đột phá. Bởi đây chỉ đơn thuần là mở rộng thời gian hoạt động các nhà hàng, quán bar, phố đi bộ muộn hơn. Thực chất, nếu các hoạt động này chỉ giới hạn thời gian, nếu cứ mở mà không có du khách cũng rất đáng lo ngại. Theo ông Thản, cần đề xuất những dịch vụ nhạy cảm hoạt động đêm, tất nhiên cần quản lý chặt chẽ.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Thị Thúy, du lịch ban ngày chỉ chiếm 30%, còn 70% doanh thu dịch vụ nằm ở khung giờ tối đến đêm. Tuy nhiên, ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, nền kinh tế đêm mới chỉ dừng ở mức ăn uống, hay mua sắm.

Để ngành du lịch đêm phát triển, rất cần có dịch vụ đặc sắc để thu hút du khách. Việc phát triển được hay không phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của du khách, chứ không phải tư duy của nhà quản lý. 

Đại diện Sở Du lịch Hà Nội cho biết, đề án của UBND quận Hoàn Kiếm đang được UBND thành phố Hà Nội giao cho Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - Hà Nội đánh giá. Theo vị này, mở rộng hoạt động về đêm là một quá trình phát triển, một hành trình dài. Việc mở rộng các hoạt động, kéo dài thời gian hoạt động đến đêm kéo theo nhiều vấn đề về nhân lực phục vụ, bộ máy quản lý… 

Tags:
4.1 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Tham gia nhóm Pickleball trên mạng, người phụ nữ bị lừa đảo hơn 2,1 tỷ đồng
(Tieudung.vn) Công an TP Hà Nội vừa phát đi cảnh báo về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản...
 
Giả danh Cục Đăng kiểm để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
(Tieudung.vn) Cục Đăng kiểm cho biết thời gian gần đây đơn vị tiếp tục nhận được phản ánh của...
 
Bộ Công an chỉ đích danh 2 doanh nghiệp buôn bán hàng giả lên tới 11.000 tỷ đồng
(Tieudung.vn) Từ đầu năm đến nay, Bộ Công an đã khởi tố hàng trăm bị can, thu giữ lượng...

Muôn màu

Cúng Rằm tháng 6 Âm lịch 2025 giờ nào tốt nhất?
(Tieudung.vn) Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày rằm gọi là ngày Vọng. Người Việt ta...
 
Lịch âm 9/7 chính xác nhất, lịch vạn niên ngày 9/7/2025: Việc nên và không nên làm?
(Tieudung.vn) Xem lịch âm hôm nay 9/7/2025? Lịch vạn niên 9/7/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu, việc nên...
 
Tử vi ngày 9/7/2025 của 12 cung hoàng đạo: Cự Giải sẽ gặp nhiều cơ hội tốt
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ tư ngày 9/7/2025 của 12 cung hoàng đạo, Cự Giải sẽ gặp...

Du lịch - Ẩm thực

Loạt món ăn của Việt Nam nằm trong danh sách 97 món sợi ngon nhất thế giới
(Tieudung.vn) - Chuyên trang nổi tiếng Taste Atlas vừa đưa vào danh sách '97 món sợi ngon nhất thế giới'.
 
Huế có thêm 2 Di sản Văn hóa phi vật thể được ghi danh
(Tieudung.vn) Ngày 5/7, thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao TP Huế, Bộ Văn hóa, Thể thao...
 
Loạt món ăn Việt xuất hiện trên tạp chí National Geographic Traveller
(Tieudung.vn) Phở, cơm tấm, bánh xèo, bánh mì, chè... là một trong những món ăn Việt vừa được tạp...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.81463 sec| 864.914 kb