Thứ 6, 22/11/2024, 19:35 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Đề xuất nghiên cứu 'tù tại gia' để giảm bớt áp lực quá tải trại giam

Đề xuất nghiên cứu 'tù tại gia' để giảm bớt áp lực quá tải trại giam
(Tieudung.vn) - Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết ở một số nước có áp dụng gắn chip theo dõi phạm nhân được quản lý tại nhà.

Chiều 12/11, các ĐBQH thảo luận tại tổ về Luật Thi hành án . Dự thảo luật quy định căn cứ yêu cầu thực tế của công tác giam giữ, quản lý và tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân, trại giam tổ chức khu sản xuất, điểm lao động, dạy nghề ngoài trại giam. Việc tổ chức khu sản xuất, điểm lao động, dạy nghề ngoài trại giam do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Tuy nhiên nội dung này không nhận được sự đồng tình của Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc. Ông cho rằng việc tổ chức cho phạm nhân lao động ngoài trại giam không chỉ tạo hình ảnh phản cảm, còn có nguy cơ phạm nhân bỏ trốn cũng như tạo sự lạm dụng của cán bộ trại giam.

Việc trại giam có thể phối hợp với doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức để tổ chức cho phạm nhân lao động nhưng phải bảo đảm chế độ giam giữ, các chế độ, chính sách đối với phạm nhân theo quy định của luật này, ông Phớc cũng cho rằng không nên, mà có thể tổ chức học nghề, sản xuất trong trại, ký hợp đồng bán sản phẩm.

Đề xuất nghiên cứu 'tù tại gia' để giảm bớt áp lực quá tải trại giam

Tổng kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc phát biểu tại tổ.

Đáng lưu ý, ông Phớc cũng đề nghị nghiên cứu hình thức “tù tại gia” để giảm bớt áp lực quá tải trại giam và áp dụng đối với những trường hợp phạm tội nhẹ, ít có khả năng gây nguy hiểm cho .

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đồng tình với đề xuất của Tổng kiểm toán Nhà nước. Theo bà, đây là hướng nghiên cứu cần thiết, ở một số nước có áp dụng gắn chip theo dõi, còn ở ta có tha tù trước thời hạn có điều kiện mỗi năm 3 lần để thể hiện tính nhân đạo và cũng là giải pháp để một số lượng lớn người cố gắng cải tạo tốt thì được ở ngoài.

Nhắc đến việc cho phạm nhân đi lao động, bà Nga cho rằng “không tổ chức lao động thì không ai trông được số lượng lớn phạm nhân như thế”, nhưng hiện nay là lao động trong phạm vi trại giam dưới sự quản ý của cán bộ. Việc đưa ra ngoài lao động sẽ rất phức tạp và trên thực tế cũng có trường hợp bỏ trốn, rồi hình ảnh phản cảm, tác động đến người dân xung quanh.

“Nơi nào khó khăn thì đề nghị địa phương tạo điều kiện về đất đai để tổ chức lao động cho phạm nhân. Có phối hợp với doanh nghiệp thì cũng tổ chức lao động trong trại. Tôi không đồng ý đưa hẳn ra ngoài” - bà Nga nêu quan điểm.

Chung quan điểm, đại biểu Hoàng Văn Hùng, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ Thái Nguyên, cũng đề nghị xem xét kỹ lưỡng.

“Đã là phạm nhân thì phải có sự khác biệt. Tội phạm được đưa vào trại là để cải tạo, có cách ly để thi hành án. Lao động của phạm nhân là trong trại giam, tại các điểm sản xuất... để tránh trốn trại, bảo đảm an toàn. Tôi không đồng tình cho phạm nhân ra lao động ở ngoài”, đại biểu Hùng quả quyết.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP Hồ Chí Minh) thì đặt vấn đề liên quan đến tính khả thi khi quy định các quyền hiến xác, hiến nhận tinh trùng, mô, phôi... dành cho phạm nhân trong Luật Thi hành án hình sự. 

"Ở hoàn cảnh hiện nay, chúng ta có làm được việc đó hay không hay tạo ra nhiều hệ luỵ khác. Nếu phạm nhân muốn thực hiện các quyền này thì đưa ra khỏi trại giam thế nào, chăm sóc cho họ sau khi hiến ra sao.

Khi người ta hiến mô, bộ phận cơ thể, tức là hi sinh cho cộng đồng, theo quy định, sẽ được hưởng quyền phục hồi sức khoẻ miễn phí, cấp thẻ bảo hiểm...Liệu chúng ta có áp dụng được không? 

Rồi việc trữ tinh trùng, trứng cũng có thể tạo ra việc bất bình đẳng ngay trong môi trường nhà tù vì đâu phải tù nhân nào cũng có điều kiện tài chính làm việc đó."

Luật Thi hành án hình sự được đánh giá là một bộ luật khó, nhiều điều luật. Sáng 19/11, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi).

Tags:
4.4 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Bắt Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP Hồ Chí Minh
(Tieudung.vn) Ông Huỳnh Nguyễn Lộc Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP Hồ Chí Minh bị...
 
Sửa Luật Quảng cáo: rà soát, đối chiếu với các luật để hạn chế chồng chéo
(Tieudung.vn) Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Cơ quan chủ trì soạn...
 
TP Hồ Chí Minh: Bắt ca sĩ Quốc Kháng và Chủ tịch Mỹ Châu Pharmacy
(Tieudung.vn) Do có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nên ca sĩ Quốc Kháng và Lê Nguyễn...

Muôn màu

Tử vi ngày 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Sư Tử cần có kế hoạch rõ ràng
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Sư Tử cần có...
 
Cách tập thể dục an toàn ngoài trời
(Tieudung.vn) Thay vì tập luyện trong phòng gym, nhiều người đang chuyển hướng sang các bài tập thể dục...
 
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ không nên vội vàng bỏ cuộc
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Xử Nữ không nên...

Du lịch - Ẩm thực

Phở bò Việt Nam lọt top 20 món súp ngon nhất thế giới
(Tieudung.vn) Món phở bò của Việt Nam tiếp tục ghi danh trong danh sách 20 món súp ngon nhất...
 
3 điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống
(Tieudung.vn) An toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn...
 
Du lịch tăng tốc đón khách quốc tế cuối năm
(Tieudung.vn) Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.75610 sec| 872.07 kb