Trước khi qua đời, người mẹ di chúc lại toàn bộ nhà đất do mình đứng tên cho đứa con trai út tật nguyền do di chứng của chất độc màu da cam. Tuy nhiên sự việc không thuận theo lẽ thường, người em tật nguyền bị 6 anh chị ruột kiện ra tòa.
Vì đồng tiền, anh chị đưa em tật nguyền ra tòa
Theo đó, bà Huệ có với ông Tranh tất cả tám người con gồm bốn trai và bốn gái, ai cũng lành lặn, chỉ có Tùng là con út lại không may bị nhiễm chất độc da cam, mới lọt lòng đã sống cảnh tật nguyền.
Cuộc sống ngày thường đầy lạc quan của người em tật nguyền bị anh chị kiện ra toà. |
Chồng mất sớm, toàn bộ tài sản do bà Huệ đứng tên. Trước lúc tạ thế, bà Huệ đã cẩn thận cắt đất chia cho mấy người con lành lặn của mình mỗi người con trai 5m ngang, con gái 4m ngang chạy dài hết thửa đất.
Hai người con trai lớn còn được cho trại cưa, xe máy để làm phương tiện kiếm sống. Một thửa đất biền lá ven sông Cái Bé, bà sang tên cho Tùng để sau này Tùng có thể cho thuê lấy tiền sinh nhai.
Riêng miếng đất vườn có căn nhà tường, khu mồ mả, bà viết di chúc để lại cho Tùng và anh trai kế Phạm Văn Sơn với di nguyện Sơn trông coi và đùm bọc đứa em tật nguyền.
Sau khi bà Huệ mất thì hai người anh lớn là ông Phạm Văn Truyền (sinh năm 1969), ông Phạm Văn Luận (sinh năm 1973) bắt đầu tranh chấp, yêu cầu phải hủy bỏ tờ di chúc của bà Huệ và chia tài sản thành tám phần.
Tùng kể: “Ngày 29 tết 2014, tôi phát hiện trong nhà có một sợi dây điện lạ cắm vô ổ cắm rồi kéo ngang, một đầu để hở, tôi nghi có chuyện chẳng lành vì trước đó anh Luận dọa “mày sẽ chết”, nên nói anh Sơn mời công an xã tới lập biên bản.
Đến mùng 4 tết, anh Sơn đi vắng, anh Luận tới cắt cửa sắt để vào nhà hành hung, tôi sợ quá gọi điện cho anh Sơn mời công an tới, công an cũng có lập biên bản nhưng nói không đủ căn cứ xử lý.
Ngày hôm sau, mùng 5 tết, tôi sợ quá không dám ở nhà, phải lên ở nhờ nhà bên vợ của anh Sơn, sau đó thuê nhà ở cho tới nay”. Hiện căn nhà bà Huệ để lại cho Tùng đã bị ông Luận chiếm giữ.
Tưởng chỉ là chuyện tranh chấp trong nhà, cuối tháng 5-2014, Tùng nhận được thông báo của TAND huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang về việc thụ lý vụ án, đứng đơn kiện tranh chấp tài sản thừa kế là ông Truyền và ông Luận.
Bốn người chị gái là người có liên quan và có yêu cầu độc lập. Riêng người anh Phạm Văn Sơn (sinh năm 1976) cùng đồng bị đơn do được mẹ giao giữ một bản di chúc.
Phạm Thanh Tùng ngồi bệt hầu tòa (Ảnh: Tuổi trẻ) |
Sau một tuần nghị án, ngày 6/5/2016. HĐXX đã bác yêu cầu của ông Truyền, ông Luận cùng bốn người chị gái và công nhận phần nhà đất mà bà Huệ đã cho và di chúc để lại thuộc quyền sử dụng, sở hữu của hai anh em Sơn và Tùng.
Và do đó, tiền cho thuê đất thuộc quyền sở hữu của Tùng nên không có căn cứ để chia làm tám như yêu cầu của phía nguyên đơn. Riêng bốn thửa đất ruộng tổng diện tích gần 8.000m2 đứng tên bà Huệ nhưng không được nhắc đến trong di chúc, tòa công nhận là tài sản chung của tám anh chị em.
Tuy nhiên, diện tích đất nhỏ không thể tách thửa cho từng người nên tòa quyết định giao cho ông Truyền, ông Luận mỗi người quản lý, sử dụng một nửa và phải hoàn trả bằng tiền tương đương 1/8 giá trị cho mỗi người còn lại
Nỗi lòng người em tật nguyền khi thắng kiện
Hai anh em Tùng (trái) và Sơn hầu như không thể rời nhau (Ảnh: Tuổi trẻ) |
Sau khi thắng kiện anh Tùng chia sẻ rằng: “Tòa xử có lý có tình như vậy là mừng, nhưng trong lòng em đau lắm!”.
Rồi Tùng kể: “Hồi mới xảy ra tranh chấp, trước khi quyết định ra khỏi nhà để tới nương tựa nhà vợ anh Sơn, em có nói với anh Luận rằng tuy là nhà đất má cho em nhưng chưa lúc nào em muốn giành riêng hết. Nếu anh chị nào cần tiền em có thể bán chia cho. Anh Luận nói tao sẽ kiện ra tòa để tòa xử, chứ đâu đợi mày cho”.
Trước khi mở phiên tòa, thẩm phán đã mời hai bên lên đối chất, hòa giải nhiều lần nhưng đều bất thành.
“Có lần trước mặt thẩm phán, em nói với các anh chị rằng em đứng tên nhà đất này là theo di nguyện của mẹ. Mẹ muốn em có thể sống vui mà không phụ thuộc vào chu cấp của mấy anh chị. Em cũng đâu sống được bao lâu, có chết thì cũng di chúc để lại cho anh chị chứ đâu có cho người dưng.
Mấy anh chị vẫn cứ đòi tòa phải xử. Em chỉ muốn tòa xử sớm, nhưng tòa nói phải xác minh nhiều thứ nên mất thời gian. Có lúc em bức xúc than vãn trên Facebook, giờ nghĩ lại thấy cũng ngại vì đã trách tòa” - Tùng chia sẻ.
Vì tiền cạn nghĩa, lôi em trai tật nguyền ra toà
(Xã hội) - (Tieudung24h.vn) - Nhìn cảnh anh chị lôi đứa em tật nguyền ngồi không vững này ra tòa, thử hỏi ba mẹ của anh chị nơi chín suối có vui được không - Đó là câu hỏi đầy day dứt của một vị hội thẩm nhân dân tham gia phiên toà. |