Cụ thể, ca sỹ Mỹ Tâm, ca sỹ Thủy Tiên và nhiều cá nhân khác đã lao vào vùng lũ để trực tiếp đưa từng thùng mì, nước, nhu yếu phẩm thiết yếu… đến tận tay các gia đình đang gặp nạn trong cơn bão lũ.
Ca sỹ Thủy Tiên đã đưa lên mạng xã hội khẳng định mình đã vận động được hơn 105 tỷ đồng chỉ trong vài ngày. Và cô ca sỹ này đã không quản ngại khó khăn để tự đem số tiền vận động được từ người hâm mộ, từ các tổ chức và các Mạnh thường quân…, đến vùng đang bị lũ lụt để trực tiếp trao cho người dân bị nạn.
Ca sỹ Thủy Tiên, người gây bão trên mạng xã hội mấy ngày qua vì quyên góp hơn 100 tỷ đồng giúp đồng bào gặp nạn trong bão, lũ miền Trung
Việc làm nêu trên là rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên trên mạng xã hội đã xảy nhiều tranh cãi, cho rằng những cá nhân tự thực hiện việc vận động cứu trợ và tự tổ chức cứu trợ…, đã vi phạm pháp luật. Cụ thể vi phạm điều 5 Nghị định 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính Phủ quy định về việc “Vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo”.
Luật sư Trần Thị Ánh, Văn phòng Luật sư Nguyễn Thanh Lương (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh), cho biết điều 5 của Nghị định 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 quy định về các tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ. Cụ thể:
1 - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; Cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương; Ủy ban MTTQ Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương.
2 - Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
3 - Các tổ chức, đơn vị ở Trung ương được Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho phép; Các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện cho phép. Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.
4 - Đối với các cơ quan, tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ của tập thể, cá nhân thuộc đơn vị mình đóng góp để cứu trợ đồng bào, các địa phương bị thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 điều 9 Nghị định này.
Việc làm nêu trên là rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên trên mạng xã hội đã xảy nhiều tranh cãi, cho rằng những cá nhân tự thực hiện việc vận động cứu trợ và tự tổ chức cứu trợ…, đã vi phạm pháp luật.
Cụ thể vi phạm điều 5 Nghị định 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính Phủ quy định về việc “Vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo”.
Luật sư Trần Thị Ánh, Văn phòng Luật sư Nguyễn Thanh Lương (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh)
“Tôi cho rằng đây là quy định máy móc, cần được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước. Bởi hoạt động cứu trợ là việc làm tốt, cần được phát huy nhân rộng trong nhân dân. Nếu chỉ hạn chế ở mức độ các đơn vị, tổ chức được quy định trong Nghị định 64/2008/NĐ-CP nêu trên thì liệu rằng có làm giảm đi nguồn nhân lực đáng kể hay không. Trong khi tình hình thiên tai, lũ lụt nước ta hàng năm diễn biến phức tạp, mặc dù Nhà nước đã có nhiều biện pháp ngăn ngừa. Do đó Nhà nước cần có quy định hợp lý về tính pháp lý cho các cá nhân, các nhóm hảo tâm hoạt động thiện nguyện”, luật sư Trần Thị Ánh nêu quan điểm.
Theo luật sư Ánh, việc ca sỹ Thủy Tiên đã quyên góp được số tiền hơn 100 tỷ đồng là rất lớn. Do đó nhiều người khẳng định cô ca sỹ này là người có năng lực thu hút lòng thiện trong cộng đồng hơn hẳn các cơ quan, tổ chức, hội đoàn…, đang làm. Đây là tiềm năng rất quý cho các hoạt động từ thiện. Tuy nhiên nhiều người lại cho rằng “Cô Tiên 2020” đang vi phạm Nghị định 64 nêu trên của Chính phủ quy định chỉ có Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam các cấp, Hội Chữ thập đỏ các cấp; Báo, đài của Trung ương, địa phương… mới được làm.
Cũng theo luật sư Ánh, trong thực tế việc các cá nhân, tổ chức chuyển tiền/hàng cứu trợ thông qua người của công chúng, cụ thể là ca sỹ Thủy Tiên và ca sỹ này đã thay mặt họ chuyển số tiền/hàng tới bà con miền Trung là một hình thức ủy thác, thay họ thực hiện hoạt động từ thiện. Nếu ca sỹ Thủy Tiên không thực hiện đúng sự ủy thác của người “nhờ chuyển” thì có chế tài khác do pháp luật quy định. Bởi lẽ tại điều 3 Nghị định 64/2008/NĐ-CP có quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau: “Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cứu trợ nhân đạo; Báo cáo sai sự thật, gian lận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hàng do các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước ủng hộ, đóng góp; Lợi dụng hoạt động cứu trợ để vụ lợi”. Hiện nay không có văn bản pháp luật nào cấm cá nhân nhận sự ủy thác chuyển tiền (trừ trường hợp tiền không rõ nguồn gốc, hoặc hoạt động phi pháp). Tóm lại đây là một quan hệ dân sự. Ca sỹ Thủy Tiên tự chịu trách nhiệm với các khoản giao - nhận, và công khai tài chính nếu những người ủy thác có yêu cầu.
“Bản thân tôi ủng hộ những hoạt động thiện nguyện chân chính, lên án những hành vi lợi dụng danh nghĩa từ thiện để mưu cầu lợi ích cá nhân. Bởi lẽ tục ngữ có câu: Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Vì vậy rất mong ngày càng có nhiều tấm lòng nhân ái “Lá lành đùm lá rách” cứu giúp bà con miền Trung qua cơn hoạn nạn”, luật sư Trần Thị Ánh, nói.