Nói chuyện với trẻ
Thường xuyên nói chuyện và lắng nghe con là cách để em bé thông minh.
Hãy nói chuyện với trẻ và lắng nghe những gì trẻ nói. Điều này giúp củng cố khả năng giao tiếp và ngôn ngữ. Bạn cũng có thể đọc sách cho con nghe. Hãy bắt đầu đọc sách cho trẻ ngay cả khi trẻ chưa biết chữ. Điều này sẽ đặt nền móng cho sự phát triển các kĩ năng ngôn ngữ. Những đứa trẻ được bố mẹ đọc sách cho nghe từ nhỏ có khả năng phát triển niềm đam mê đọc sách, có thành tích học tốt ở trường và thành đạt trong cuộc sống khi trưởng thành. Đọc sách cho trẻ là một trong những họat động quan trọng để nuôi dạy một đứa trẻ thông minh.
Phát triển cân bằng cả bán cầu não trái và bán cầu não phải
Bán cầu não trái có nhiệm vụ xử lý ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, viết, tính toán, sắp xếp, phân loại, ghi nhớ từ ngữ và tri giác thời gian, Còn bán cầu não phải có vai trò xử lý hình tượng tổng thể, khái niệm không gian, phân biệt hình vẽ, khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng bắt chước. Bán cầu phải có cơ năng mang tính chỉnh thể, tổng hợp, sáng tạo, chủ quan trực giác, trí tưởng tượng, thái độ, tình cảm, ý chí của con người. Tuy rằng mỗi bên bán cầu não có chức năng riêng, song chúng luôn tương hỗ lẫn nhau trong quá trình hoạt động.
Phát triển cân bằng cả bán cầu não trái và bán cầu não phải là một trong những nguyên tắc quan trọng để phát triển trí tuệ cho trẻ.
Chơi trò chơi giúp trẻ thông minh
Những trò chơi kịch tính thường giúp tăng sự tập trung và điều khiển bản thân hơn. Sau đây là hai trò chơi giúp trẻ có thể học và tự điều khiển bản thân.
Sự đảo ngược: Bạn hãy lấy một bộ ảnh đơn giản và chỉ từng người, từng vật cho trẻ. Giả sử bức tranh đầu tiên là hình mặt trời, khi bạn chỉ bức tranh cho trẻ, hãy kêu bé nói: “Buổi tối” thay vì “ban ngày” (hoặc “mặt trăng” thay vì “mặt trời”).
Nếu bé chưa đủ lớn để chơi trò chơi qua nói chuyện, bạn có thể cho bé chơi những trò chơi có giai điệu. Ví dụ, bạn đánh trống một lần và con bạn đánh trống hai lần.
Đây là những trò chơi dành cho trẻ từ 3 – 4 tuổi giúp thúc đẩy khả năng tự điều khiển bản thân. Điều này cũng liên quan đến kỹ năng toán học, khả năng lên kế hoạch và giải quyết vấn đề.
Tạo không gian sáng tạo cho bé
Bạn có muốn tạo ra không khí vui chơi tốt nhất cho con yêu? Hãy trang trí phòng bé theo tạp chí thiết kế hay ý tưởng từ nhà sinh học phân tử phát triển.
Để giúp trẻ sáng tạo tự nhiên, bạn hãy tạo cho trẻ một môi trường thân thiện để trẻ có thể phát huy sức tưởng tượng của mình. Điều này không có nghĩa là bé phải có những món đồ chơi mới hay đắt tiền. Một chiếc hộp rỗng hay vài cây bút chì cũng là những món đồ chơi rất tuyệt vời đối với trẻ. Bạn tạo cho bé không gian và thời gian để trải nghiệm những điều mới.
Bạn có thể cho bé nhiều sự lựa chọn trong việc giải trí. Ví dụ, bạn có thể hỏi xem con muốn nghe nhạc, vẽ tranh, tô màu, chơi đồ chơi xếp hình khối hay xây nhà. Bất cứ trò chơi nào cũng khuyến khích sự sáng tạo ở trẻ.
Khen ngợi sự nỗ lực của bé
Theo một nghiên cứu, khi bố mẹ khen ngợi sự nỗ lực của con, chúng sẽ chăm chỉ và học tốt hơn. Vì vậy, khi bạn muốn khen con, hãy nói là “Con chăm chỉ lắm”. Điều cần quan tâm là trẻ đã làm gì để có kết quả đó.
Khi lớn lên, trẻ sẽ hình thành tư duy phát triển. Điều này có nghĩa là trẻ tin mình có thể làm nhiều hơn nếu có cố gắng. Ngược lại, những gì bé có thể làm là nhờ khả năng bẩm sinh và chỉ số IQ, có nghĩa là bé có tư duy cố định.
Một nghiên cứu hơn 30 năm cho thấy, trẻ lớn lên trong những gia đình tư duy phát triển luôn vượt trội hơn những những bé có tư duy cố định. Những trẻ có tư duy phát triển luôn có thái độ mới mẻ đối với sự thất bại, chúng không để ý đến sai lầm của mình. Bé chỉ hiểu sai lầm là những vấn đề cần phải giải quyết.
Chỉ tay về sự vật, hiện tượng
Khi 9 tháng tuổi, bé có thể nhìn ngón tay bạn để xem bạn đang chỉ gì. Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ học ngôn ngữ nhanh hơn nếu bạn chỉ tay vào đồ vật đó. Ví dụ, bạn chỉ tay vào xe tải và nói “xe tải”.
Trẻ có thể nói chuyện với bạn về một sự việc hay một người nào đó. Điều này có nghĩa là bạn và bé có thể tương tác với nhau. Nếu làm được điều này, có nghĩa là bé đã lớn hơn.
Khi cho bé đi sở thú, bạn có thể chỉ cho con xem con gấu, hổ, báo, sư tử… sau đó mô tả các con thú này. Điều này giúp thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của bé rất nhiều.