Dưới đây là cách giúp bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh tươi và lâu hơn
1. Các sản phẩm từ sữa
Không nên cất sữa và các thực phẩm hàng ngày trên cánh tủ lạnh vì vị trí này có nhiệt độ ấm nhất, làm biến đổi sữa, sữa chua và bơ của bạn nhanh hơn. Thay vào đó, hãy đặt chúng lên trên kệ của tủ lạnh.
Bên cạnh đó một số sản phẩm làm từ sữa như pho mát, sữa chua, sữa chua uống cần phải bảo quản trong trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, bạn hãy lộn ngược đầu của chúng xuống cách này sẽ tạo ra khoảng trống bên trong ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Cứ bảo quản các sản phẩm từ sữa như vậy, thời gian sẽ tăng lên gấp đôi so với thông thường.
2. Các loaị trái cây mọng nước
Đầu tiên, là cách bảo quản các loại thực phẩm trái cây mọng nước như nho, dâu, đào …, đặc điểm của các loại trái cây này là chúng rất dễ bị hư khi tiếp xúc với nước trong một thời gian, hoặc bị ảnh hưởng bởi các trái bị hư khác. Cho nên trước khi bảo quản trong tủ lạnh bạn phải đảm bảo rằng chúng không quá mềm, úng, bị nứt và rỉ nước. Và đặc biệt là dâu tây, chúng rất dễ bị úng, cho nên bạn nên cẩn thận, kiểm tra kỹ lưỡng trước khi cho vào tủ lạnh.
3. Các loại rau thơm
Khi mua rau thơm về nhà bạn nên đặt vào trong hộp nhựa có lót lớp giấy và có nắp đậy cẩn thận, loại bỏ đi các lá bị úng, hư hại, sau đó cho vào trong tủ lạnh. Lưu ý trước khi cho vào trong tủ lạnh, bạn phải đảm bảo là rau không bị ẩm ướt, vì môi trường ẩm có thể gây úng và khiến rau bị hư.
Rau thơm có thể được bảo quản tới hai tuần nếu như được bảo quản như trên. Đặc biệt, rau thơm thường có mùi rất nồng, việc đậy nắp kín sẽ hạn chế việc bay mùi ra khắp tủ lạnh, ám mùi vào các loại thực phẩm khác.
4. Hành tây, hành tím, Ớt, tỏi
Hành tây và hành tím là hai loại thực phẩm đặc biệt, chúng cũng có thể bị hư nếu như không được bảo quản đúng cách. Bạn nên để hành tây và hành tím ở môi trương thoáng mát, khô ráo. Bạn cũng có thể cất trữ chúng trong tủ lạnh, nơi ngăn mát, hoặc cửa tủ lạnh (vì cửa tủ lạnh là nơi nóng nhất tủ). Đặc điểm của loại thực phẩm này là chúng có thể mất đi hương vị nếu để trong môi trường nhiệt độ lạnh, cho nên bạn chỉ nên để vào trong tủ lạnh khi cần bảo quản lâu ngày.
Ớt và tỏi là hai loại gia vị không thể thiếu trong bất kỳ bữa ăn nào của gia đình người Việt. Hầu hết gia đình nào cũng có dự trữ sẵn một lượng ớt, tỏi sẵn trong nhà. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bảo quản chúng sao cho đúng.
Để bảo quản chúng được lâu hơn, bạn nên để nó trong hộp đựng, hoặc bịch nhựa, và để ở cửa tủ lạnh, hoặc ngăn kéo trong tủ, lưu ý là không nên để trong môi trường ẩm ướt hoặc có nước. Tuy nhiên, tốt hơn hết bạn nên bảo quản chúng ở môi trường bình thường, hạn chế bỏ vào tủ lạnh. Chỉ cần thao tác đơn giản đó, bạn đã có thể bảo quản một lượng tỏi, ớt đủ cho cả gia đình khi cần đến rồi nhé!.
5. Khoai tây
Khi mua khoai tây về bạn nên để chúng ra ngoài bịch, và để nơi thoáng mát. Tránh để chúng tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, vì chúng sẽ có thể lên mầm và hư hỏng. Bạn nên bảo quản khoai tây trong ngăn dưới tủ lạnh, vì ở khu vực này, nhiệt độ thoáng mát, thích hợp để bảo quản khoai tây.
Tuy nhiên, bạn nên hạn chế bỏ khoai tây trong tủ lạnh, mà nên để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
6. Cam, quýt, bưởi.
Đặc điểm của loại thực phẩm này là chúng rất dễ bị khô khi bị lột hết vỏ ngoài, vì vậy nên để cả vỏ khi bảo quản trong tủ lạnh, để thực phẩm vẫn giữ được vị tươi ngon. Một đặc điểm nữa là bạn nên bảo quản ở trong môi trường tối, hoặc bảo quản chúng trong một túi nhựa sẫm màu trước khi bỏ vào trong tủ lạnh.
7. Táo và bơ
Để giữ cho táo và bơ không bị chuyển thành màu nâu, bạn phun một ít nước chanh vào và đậy kỹ bằng hộp nhựa, sau đó bỏ chúng vào ngăn mát tủ lạnh. Và nên là ngăn chuyên dụng đựng rau để tránh mất nước và giữ cho trái cây được giữ lâu hơn, trọn vị hơn.
8. Chuối
Nên tránh mua cả nải chuối lớn. Tại sao ư?. Tại vì nếu bạn mua cả nải chuối lớn, chúng sẽ chín cùng lúc, bạn sẽ không thể ăn kịp và dẫn đến hư hỏng đáng tiếc. Thay vào đó bạn nên mua các trái có độ chín khác nhau, để chuối luôn được tươi ngon, và bạn cũng không cần lo về vấn đề ăn “cho kịp” để không chúng sẽ hư. Và bạn cũng có thể bảo quản chuối chín vào trong tủ lạnh, nơi ngăn mát, chuối sẽ giữ được lâu hơn, hương vị lạnh sẽ làm chuối có vị ngon hơn rất nhiều.
9. Các loại thịt
Hãy giữ nguyên thịt tươi trong bao bì ban đầu. Việc đóng gói lại thịt tươi mua ở ngoài cửa hàng sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm thêm vi khuẩn.
Tránh để thịt chín và thịt sống cạnh nhau! Luôn phải bọc kín riêng để tránh vi trùng từ thịt sống lan sang thịt chín.
10. Thức ăn thừa
Trữ lạnh thức ăn thừa trong vòng hai giờ sau khi nấu: Nếu không, món ăn sẽ dễ bị nhiễm vi khuẩn gây hại và có thể ảnh hưởng đến thực phẩm khác trong tủ như thịt sống chẳng hạn. Để tất cả thực phẩm thừa trong hộp hoặc màng bọc thực phẩm. Hạn chế việc tác động đến thực phẩm và loại bỏ càng nhiều không khí càng tốt để thực phẩm tươi lâu hơn. Bạn không nên dùng luôn bát, đĩa đã ăn để đựng đồ thừa và cất vào tủ lạnh, hoặc để mở chúng (đặc biệt là các lon đã bật nắp) trong tủ lạnh!
Cố gắng dùng bao bì trong hơn là giấy bạc để dễ dàng kiểm tra tình trạng thực phẩm: Dùng giấy gói hoặc hộp trong giúp bạn phát hiện và loại bỏ thực phẩm ngay nếu thấy nó bị ôi thiu sớm hơn dự kiến.
Vứt bỏ thực phẩm thừa sau khoảng 4 ngày: Nếu nghi ngờ, hãy vứt bỏ ngay!
Không cần đợi thực phẩm nguội bớt mới bỏ tủ lạnh: Vì khí nóng thường bay lên và khí lạnh thường rơi xuống, chỉ thực phẩm để ở ngăn trên cùng mới chịu sự thay đổi nhỏ ở nhiệt độ. Đợi thực phẩm nóng nguội bớt là cách làm cũ (và đôi khi, cả ngày nay) vì tủ lạnh thời trước không chịu được nhiệt. Bạn không phải lo lắng vì công nghệ đã tiến bộ nhanh chóng và các tủ lạnh hiện đại chắc chắn chịu được nhiệt nên thực phẩm nóng sẽ nguội chỉ trong khoảng một giờ.