Sáng ngày 9/6, tại TP Hồ Chí Minh, Chapa Tea tổ chức buổi Workshop Trà đậm vị mang tên "Thưởng trà Shan Tuyết - tinh hoa pha chế”. Sự kiện đặc biệt này là cơ hội để những người yêu trà, sành trà và các bạn trẻ được trải nghiệm các dòng trà đậm vị, cao cấp, và thưởng thức nghệ thuật pha trà đỉnh cao. Bên cạnh đó là cơ hội giao lưu, chia sẻ bởi nghệ nhân trà Phạm Thế Duyệt.
Ông Lê Văn Tuấn - Nhà sáng lập thương hiệu Chapa Tea (bên phải) và nghệ nhân trà Phạm Thế Duyệt trực tiếp pha trà ngay trong buổi Workshop sáng ngày 9/6
Tại sự kiện, chia sẻ về cơ duyên lựa chọn trà Shan Tuyết làm nguyên liệu chính cho trà sữa Chapa Tea, ông Lê Văn Tuấn - Nhà sáng lập thương hiệu Chapa Tea cho biết, trà Shan Tuyết từ Kỳ Sơn/Tây Bắc không chỉ là một loại trà, mà còn là tinh hoa của thiên nhiên và sự chăm sóc tỉ mỉ của người trồng trà. Loại trà này nổi bật với hương vị thanh tao, hậu ngọt đậm đà, và đặc biệt là sự thuần khiết từ những búp trà non được phủ lớp lông tơ trắng mịn, tựa như tuyết. Vì vậy, khi sử dụng trà Shan Tuyết làm nguyên liệu cho trà sữa, Chapa Tea không chỉ mang đến một sản phẩm chất lượng cao mà còn là trải nghiệm hương vị đẳng cấp, khác biệt hoàn toàn so với các loại trà thông thường khi làm trà sữa.
Nguyễn Hữu Khoa - Co-Founder Chapa Tea (bên trái) khẳng định, bằng cách chọn nguồn nguyên liệu từ các vùng trà truyền thống, Chapa Tea góp phần hỗ trợ nông dân và cộng đồng địa phương, nhất là dân tộc đông bào như Hmong, Dao.....
“Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm đến chất lượng nguyên liệu và các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, điều này tạo cơ hội cho các thương hiệu sử dụng trà Việt Nam như Shan Tuyết để tạo sự khác biệt. Tuy nhiên, thị trường cũng đối mặt với sự cạnh tranh gay gặt từ các thương hiệu nước ngoài và đòi hỏi sư đổi mới không ngừng để duy trì sự hấp dẫn” - ông Tuấn nói và nhấn mạnh, Chapa Tea tự hào sử dụng trà Shan Tuyết từ đất Việt, của người Việt làm nguyên liệu chính cho sản phẩm.
“Chọn Trà Shan Tuyết, Chapa Tea không chỉ đảm bảo chất lượng hảo hạng cho mỗi ly trà sữa mà còn góp phần hỗ trợ nông dân địa phương và bảo tồn những giá trị truyền thống trong nghề trồng trà. Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu trà sữa quốc tế, việc chọn yếu tố dân tộc giúp Trà Chapa Tea tạo nên sư khác biệt” - ông Tuấn nói thêm.
Bên cạnh trà sữa đang gây sốt những ngày gần đây, Chapa Tea còn "trình làng" trà trái cây Vải Hoa Hồng với hương vị độc đáo
Đặc biệt, sắp tới, Chapa Tea sẽ xây dựng các tour thăm quan du lịch cộng đồng, giúp khách hàng có thể trải nghiệm quá trình thăm quan và chế biến trà, tham gia các hoạt động thưởng trà truyền thống và tìm hiểu sâu hơn vê văn hóa trà của người Việt. Điều này không chỉ giúp quảng bá thương hiệu mà còn thu hút du khách quốc tế góp phần phát triển du lịch và kinh tế địa phương, mở ra cơ hội phát triển du lịch văn hóa trà. Từ đó truyền bá được văn hóa của người bản địa ra thế giới.
Khách mời thích thú khi được thưởng thức và tìm hiểu về 7 loại trà cao cấp của Chapa Tea
Trong khuôn khổ buổi Workshop, Chapa Tea đã giới thiệu với thực khách 5 loại - trà sữa Shan Tuyết và trà trái cây gồm: Trà sữa Ôlong Shan Tuyết cao cấp; Trà sữa Đông Phương Mỹ Nhân; Trà trái cây Vải Hoa Hồng; Trà sữa Móng Rồng dát vàng; và một loại trà mới, chưa ra mắt trên thị trường.
Theo nghiên cứu của GlobeNewswire: Ngành trà sữa toàn cầu, đạt giá trị khoảng 2,89 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ tăng lên 3,12 tỷ USD vào năm 2024, với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) là 7,9%. Đến năm 2032, thị trường dự kiến sẽ đạt khoảng 5,73 tỷ USD. Thị trường trà sữa tại Đông Nam Á có giá trị 3,66 tỷ $. Top thị trường là Indo, 1,6 tỷ $. Việt Nam đứng thứ 3 với 362 triệu $ sau Thái Lan 749 triệu $. Tại Việt Nam, thị trường trà sữa phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu quốc tế và nội địa. Việt Nam không chỉ là điểm đến của nhiều thương hiệu nước ngoài mà còn có sự hiện diện của các thương hiệu nội địa khác như Phúc Long, Katinat,... |