Thứ 6, 04/04/2025, 00:20 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Ngân hàng vào mùa đại hội cổ đông: Ấm ức với cổ tức

Ngân hàng vào mùa đại hội cổ đông: Ấm ức với cổ tức
(Tieudung.vn) - Mùa Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) 2018 đang ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan của khối ngân hàng, trong đó có việc lợi nhuận nhiều ngân hàng đạt con số nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, vẫn với điệp khúc tăng vốn, cải thiện các chỉ số an toàn, nhiều ông lớn ngân hàng vẫn tiếp tục "dày mặt" xin cổ đông giữ lại cổ tức.

Lãi lớn vẫn nói không với cổ tức

Ngoài các vấn đề nóng như nhân sự, lợi nhuận, tăng vốn, lên sàn… thì vấn đề cổ tức như thường lệ vẫn là mối quan tâm hàng đầu của cổ đông, nhất là trong bối cảnh các ngân hàng dồn dập báo lãi nghìn tỷ vừa qua. Ngân hàng TP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) là ngân hàng "nổ phát súng" đầu tiên trong mùa ĐHCĐ năm nay. Theo tài chính của Techcombank, đến cuối năm 2017, tổng nguồn lợi nhuận chưa phân phối của Techcombank đã lên tới trên 9.300 tỷ đồng. T

uy nhiên, HĐQT của ngân hàng này đã làm các cổ đông thất vọng khi tiếp tục không chi trả cổ tức dù lợi nhuận ba năm gần đây tăng rất mạnh. Đây là năm thứ 8 liên tiếp Techcombank không chi cổ tức cho cổ đông. Theo lý giải của HĐQT, việc giữ lại lợi nhuận là đến thực hiện tăng vốn tự có của ngân hàng, nhằm cải thiện các chỉ số an toàn.

Ngân hàng vào mùa đại hội cổ đông: Ấm ức với cổ tức
 Mùa Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) 2018 đang ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan của khối ngân hàng

Tương tự, tình cảnh không có cổ tức nhiều năm nay của cổ đông Eximbank, Sacombank… có lẽ cũng sẽ bị kéo dài khi quá trình tái cơ cấu vẫn còn ngổn ngang. Ngoài nói không với cổ tức, bài ca “xù” cổ tức tiền mặt cũng kéo dài từ năm này qua năm khác. Số ngân hàng chi cổ tức bằng tiền mặt chỉ đếm trên đầu ngón tay như VIB, VPBank… Năm 2017, sau “trát” yêu cầu của Bộ Tài chính, một số ông lớn như Vietcombank, VietinBank, BIDV… mới miễn cưỡng chi cổ tức tiền mặt.

Hiện nay, đa phần các ngân hàng trên đều đang đứng trước áp lực tăng vốn chủ sở hữu để đáp ứng tiêu chuẩn Basel 2 và cách dễ nhất là phát hành cổ phiếu thưởng để tăng vốn. Vì thế, số ngân hàng không chia cổ tức chắc chắn sẽ còn nối dài.

Nhiều câu hỏi khó

Sau Techcombank, nhiều ngân hàng đã thông báo kế hoạch tổ chức ĐHCĐ năm 2018. Cụ thể, LienVietPostBank, MB và VIB tổ chức ĐHCĐ vào cuối tháng 3 này, Eximbank, SHB, Sacombank tổ chức ĐHCĐ vào cuối tháng 4.

Ngoài những ấm ức về cổ tức, mùa ĐHCĐ năm ngoái, giá cổ phiếu đì đẹt và các giải pháp để gia tăng giá trị cổ phiếu là câu hỏi khó đã được cổ đông ngân hàng đưa ra. Tại Ngân hàng Quân đội, cổ đông đã từng rất băn khoăn với câu hỏi, vì sao quy mô vốn không thua kém đa số các ngân hàng nhưng cổ phiếu MBB vẫn chỉ ở mức “thường thường bậc trung”? Đặc biệt, với những ngân hàng mà thị giá cổ phiếu chỉ quanh quẩn quanh mệnh giá như NCB, LienVietPostBank… thì đây chắc chắn là câu hỏi khó tại mùa ĐHCĐ năm nay.

Năm 2017 và những tháng đầu năm 2018, sự bùng nổ của thị trường chứng khoán đang thúc đẩy giá trị cổ phiếu, kéo nhóm cổ phiếu “vua” ngân hàng lấy lại phong độ sau nhiều năm chật vật trong công cuộc tái cơ cấu. Vì vậy, đây được coi là một thời điểm tốt để các ngân hàng tích cực thoái vốn và lên kế hoạch giao dịch trên sàn UpCoM hoặc niêm yết. Đến nay, ít nhất đã có 2 ngân hàng công khai kế hoạch lên sàn là TPBank và Techcombank… Tuy nhiên, thời điểm và lộ trình lên sàn cụ thể vẫn hết sức chung chung. Câu hỏi liệu kế hoạch đưa cổ phiếu ngân hàng ra biển lớn có tiếp tục lỡ hẹn cũng được cổ đông đặt ra một cách gay gắt.

Tại ĐHCĐ Techcombank mới đây, ít nhất 2 cổ đông đã “chất vấn” HĐQT về việc năm 2018 không phải là năm đầu tiên Techcombank trình kế hoạch lên sàn. “Năm trước, HĐQT đã có tờ trình lên sàn và được thông qua nhưng cuối cùng đã không thực hiện được. Năm nay, HĐQT lại có tờ tình nhưng lại nói chung chung, không có gì đảm bảo là sẽ thực hiện được” - một cổ đông nói. Thậm chí, các cổ đông còn yêu cầu HĐQT đưa ra hạn chót cho việc lên sàn. Trả lời vấn đề này, Chủ tịch HĐQT Hồ Hùng Anh khẳng định, 2018 là thời điểm phù hợp để lên sàn. Còn thời điểm cụ thể sẽ được HĐQT lựa chọn để tốt nhất cho cổ đông.

Việc cổ phiếu ế dài khi một số DN thoái vốn khỏi các ngân hàng cũng khiến nhiều cổ đông thở dài khi đặt câu hỏi về sức hấp dẫn của các cổ phiếu này trong mắt . Đơn cử, việc thoái vốn khỏi TPBank và Seabank của Mobifone đã ế hết lần này đến lần khác dù đưa mức giá rẻ hơn rất nhiều so với giá của các cổ phiếu này trên thị trường OTC.

Tags:
4.1 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Khởi nghiệp

Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn: Bệ phóng cho những giấc mơ kinh doanh
(Tieudung.vn) Sáng 27/11, tại TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình), Vòng Chung kết Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp...
 
Hỗ trợ start-up Việt giảm thiểu thất bại, bước ra thế giới 
(Tieudung.vn) Viet Unicorn là sáng kiến quốc tế hỗ trợ start-up Việt với kỳ vọng từng bước hiện thực...
 
Dự án về khoai mì Củ Chi giành giải nhất cuộc thi khởi nghiệp Xanh
(Tieudung.vn) Dự án đến từ TP Hồ Chí Minh “Các dòng bánh khoai mì dinh dưỡng Cusami” của Mai Tuấn...

Thương hiệu

Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao: Sẵn sàng cho chặng đường phát triển mới
(Tieudung.vn) Lễ Công bố Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) không chỉ là một sự kiện thường niên,...
 
Masan MEATLife đặt mục tiêu 2025 tăng trưởng hai chữ số
(Tieudung.vn) Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với Masan MEATLife (MML) khi doanh nghiệp đạt...
 
Doanh nghiệp bán lẻ nào đang sở hữu điểm bán quy mô hàng đầu Việt Nam?
(Tieudung.vn) Doanh nghiệp bán lẻ sở hữu điểm bán hàng đầu Việt Nam WinCommerce dự kiến đạt tăng...

Tin Doanh nghiệp

TP Hồ Chí Minh: Nhiều ông lớn bất động sản bị bêu tên nợ tiền sử dụng đất
(Tieudung.vn) Phát hiện loạt doanh nghiệp bất động sản nợ tiền sử dụng đất, Thanh tra Chính phủ đề...
 
Cổ phiếu NVL của Novaland thoát diện cảnh báo
(Tieudung.vn) Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) đã công bố Quyết định số 164/QĐ-SGDHCM về...
 
Miễn thuế để hộ kinh doanh “lên đời” doanh nghiệp
(Tieudung.vn) Một trong những nguyên nhân khiến hộ kinh doanh “ngại” chuyển đổi thành DN là do các chính...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.43472 sec| 860.359 kb