Thứ 3, 25/02/2025, 11:24 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Ngân hàng “đỏ mắt” tìm người tài

Ngân hàng “đỏ mắt” tìm người tài
(Tieudung.vn) - Hoạt động tái cơ cấu nhân sự tại các ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ. Những tiến bộ khoa học, công nghệ vượt bậc trong những năm qua đặt ra yêu cầu mới cho người lao động và cả nhà tuyển dụng, ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Tuy nhiên, nhân sự ngành này đang bị cạnh tranh khốc liệt nên các ngân hàng cũng phải “đỏ mắt” mới tìm được ứng viên phù hợp.

Hàng loạt ngân hàng cắt giảm nhân sự

Vừa qua, Sacombank xảy ra ồn ào xung quanh câu chuyện sa thải nhân viên có lâu năm, làm việc đạt hiệu quả nhưng không có bằng tốt nghiệp đại học. Điều này cho thấy nhân sự ngành ngân hàng trong thời gần đây có nhiều biến động.

Ngân hàng “đỏ mắt” tìm người tài

Nhân sự ngành ngân hàng trong thời gần đây có nhiều biến động mạnh mẽ. Ảnh: Thanh Hải

Báo cáo tài chính riêng lẻ của 27 ngân hàng thương mại trên chứng khoán (không bao gồm Agribank và 5 ngân hàng trong diện kiểm soát đặc biệt) cho thấy, năm 2024, số lượng nhân sự của nhiều ngân hàng sụt giảm mạnh.

Tính đến cuối năm 2024, BIDV vẫn là ngân hàng có quy mô nhân sự lớn nhất với 28.998 người. Tuy nhiên, đây cũng là năm ngân hàng này cắt giảm nhân sự mạnh nhất khi giảm tới gần 1.000 người, con số cao nhất trong vòng 7 năm qua.

VIB giảm 476 người sau một năm, còn 11.323 nhân sự tại thời điểm 31/12/2024. ACB cắt giảm 365 nhân sự, tổng số nhân viên còn lại vào cuối năm 2024 là 12.847 người. Một số ngân hàng khác như TPBank, ABBank, Nam A Bank, KienlongBank… cũng vơi bớt nhân sự sau 1 năm hoạt động.

Có một thực tế là vài năm gần đây, hầu hết ngân hàng đều đã và đang thực hiện tinh gọn bộ máy. Điển hình, LPBank gần đây cũng mạnh tay trong việc tinh gọn bộ máy sau khi hợp nhất 16 ban chuyên môn xuống còn 8 ban. Cùng với đó là việc cắt giảm nhân sự vào đầu năm 2024 như một xu hướng tất yếu sau công cuộc số hóa ngân hàng. Riêng Sacombank, trong vòng 5 năm trở lại đây, ngân hàng này đã có 3 lần cắt giảm nhân sự với số lượng lớn, cụ thể năm 2020 giảm 591 người, năm 2022 giảm 223 người và năm 2024 giảm 426 người, còn 18.088 nhân viên.

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể tránh khỏi, các ngân hàng sẽ tuyển dụng nhân sự với yêu cầu cao hơn, khắt khe hơn, đòi hỏi nhân sự ngành ngân hàng không chỉ giỏi chuyên môn mà còn phải làm chủ được công nghệ.

Giám đốc Navigos Search miền Bắc Ngô Thị Ngọc Lan

Trong khi nhiều nhà băng có quy mô vài chục nghìn nhân sự, một số nhà băng khác lại đang hoạt động với quy mô nhân sự dưới 2.000 người. Trong đó, Saigonbank có số nhân sự thấp nhất với 1.448 người, tiếp theo là Viet A Bank, PGBank và NCB.

Con số trên chưa phản ánh đầy đủ thực trạng cắt giảm nhân sự trong ngành ngân hàng năm qua. Bởi các ngân hàng đang trong diện kiểm soát đặc biệt như SCB hay những ngân hàng mới được chuyển giao bắt buộc như GPBank, OceanBank (nay là MBV), DongA Bank và CBBank (nay là VCBNeo) đều không công bố tài chính. Tuy nhiên, chính những ngân hàng này lại có nguy cơ cắt giảm nhân sự cao nhất, do phải tái cơ cấu mạnh mẽ để cải thiện tình hình hoạt động.

Như trường hợp của SCB, kể từ khi rơi vào diện kiểm soát đặc biệt, ngân hàng này liên tục thu hẹp hoạt động. Trong giai đoạn từ tháng 6/2023 đến 12/2024, SCB đã giải thể hoạt động 145 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành.

Nhân sự vừa thừa, vừa thiếu

Hiện khoảng 90% giao dịch ngân hàng được thực hiện thông qua Internet Banking, Mobile Banking, trong khi kênh truyền thống chỉ chiếm 10%. Các chuyên gia nhận định, việc cắt giảm nhân sự chủ yếu do tác động từ quá trình chuyển đổi số. Nhiều giao dịch và dịch vụ trên nền tảng trực tuyến đang giảm sự phụ thuộc vào mạng lưới chi nhánh truyền thống. Tuy nhiên, điều này cũng mang lại những cơ hội cho những ai sẵn sàng thích nghi và nâng cao chuyên môn. Những người có kỹ năng về dữ liệu, phân tích tài chính và công nghệ số sẽ vẫn có chỗ đứng vững chắc, ngay cả khi AI tiếp tục bùng nổ trong ngành ngân hàng.

Mặc dù sa thải hàng loạt nhân viên, nhưng nhiều ngân hàng cũng tuyển dụng khá lớn. Thống kê cũng cho thấy các ngân hàng tuyển dụng thêm nhân sự nhiều hơn số người nghỉ.

Tăng mạnh nhất là MBBank tuyển dụng thêm 1.674 người, nâng tổng số nhân viên lên 12.155 người. VPBank cũng tuyển thêm 1.404 nhân sự trong cả năm 2024. Hay như HDBank cũng tăng 965 người, Vietcombank (+796 người), BVBank (+292 người), Vietbank (+321 người)...

Theo Giám đốc chi nhánh Nam Sài Gòn (ngân hàng MB) Trần Công Sơn, nhu cầu nhân lực lúc nào cũng có. Việc đào thải những nhân sự yếu để thay vào người giỏi hơn cũng thường xuyên xảy ra. Ở giai đoạn hiện tại khi hầu hết các ngân hàng đã chuyển dịch số rất mạnh thì yêu cầu tuyển dụng với nhân sự đã rất khác so với cách đây 4 - 5 năm.

"Ngoài kiến thức chuyên môn của ngành tài chính ngân hàng, nhân sự còn cần am hiểu về kỹ thuật số, công nghệ thông tin, tiếng Anh, khả năng làm việc nhóm…"- ông Trần Công Sơn nói.

Tương tự, đại diện TP Bank cho biết, nếu như trước đây, nhân sự làm data thông thường là người học chuyên ngành công nghệ thông tin thì hiện nay, vị trí này không chỉ hiểu về công nghệ mà còn phải nắm nghiệp vụ ngân hàng, quy định Chính phủ..

Theo Giám đốc Nhân sự tại HSBC Việt Nam Trần Thị Nguyệt Oanh, ngành ngân hàng đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển trong những năm gần đây. Các ngân hàng liên tục phải cập nhật chiến lược để theo kịp sự thay đổi trong chính sách quản lý của Nhà nước, nhu cầu đa dạng của các khách hàng và sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ. Những thay đổi chiến lược đó chỉ có thể được hiện thực hóa nếu họ có trong tay một đội ngũ nhân tài phù hợp.

Phát triển nhân lực gắn với công nghệ

Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đặt ra yêu cầu nhiệm vụ phải chú trọng phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực của ngành ngân hàng. Quyết định số 986/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và 1537/QĐ-NHNN của NHNN cũng nhấn mạnh việc chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành ngân hàng và của hội nhập kinh tế quốc tế…; xây dựng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin tại các tổ chức tín dụng có trình độ giỏi, tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng nhu cầu quản trị vận hành và làm chủ các hệ thống công nghệ hiện đại.

Công ty chuyên về nghiên cứu thị trường lao động cảnh báo ngành ngân hàng có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới khi kinh tế gặp hàng loạt thách thức về lãi suất, thị trường bảo hiểm có tranh chấp, và xu hướng chuyển đổi số ngày càng khắc nghiệt. Nhu cầu nhân lực ngành này được đánh giá "vừa thừa, vừa thiếu".

Một nhân sự ngân hàng hiện nay phải làm nhiều việc hơn trước kia, từ huy động vốn, phát hành thẻ, tìm kiếm khách hàng cho vay và thu hồi nợ. Hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng cao cũng đòi hỏi nhân viên không chỉ giỏi nghiệp vụ mà còn phải thạo cả công nghệ.

Theo Navigos Search, nhân sự ngân hàng bị cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động, ứng viên có trình độ công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ cao hiện nay không chỉ là đích ngắm của ngành ngân hàng mà còn là sự cạnh tranh của các công ty công nghệ tài chính (fintech), thương mại điện tử… Do đó, dù ngân hàng liên tục thông báo tuyển dụng nhưng cũng “đỏ mắt” mới tìm được ứng viên phù hợp.

Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024) cũng có những quy định mới liên quan đến người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự báo biến động nhân sự ngân hàng sắp tới sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, không chỉ ở cấp phổ thông mà còn ở vị trí cấp cao ngành ngân hàng.

Bên cạnh việc cắt giảm nhân sự, các ngân hàng có thể đầu tư cho việc tái đào tạo, tăng cường trang bị kỹ năng về công nghệ, ứng dụng chuyển đổi số cho người lao động. Việc này đòi hỏi các tổ chức tín dụng cân đối trong việc đầu tư đào tạo, nâng cấp kỹ năng cho nguồn nhân lực và đổi mới chính sách tuyển dụng nhằm giữ chân người lao động trong các mảng công việc mang tính chiến lược.

TS Nguyễn Quốc Anh - Giảng viên Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh

Tags:
4.4 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Khởi nghiệp

Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn: Bệ phóng cho những giấc mơ kinh doanh
(Tieudung.vn) Sáng 27/11, tại TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình), Vòng Chung kết Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp...
 
Hỗ trợ start-up Việt giảm thiểu thất bại, bước ra thế giới 
(Tieudung.vn) Viet Unicorn là sáng kiến quốc tế hỗ trợ start-up Việt với kỳ vọng từng bước hiện thực...
 
Dự án về khoai mì Củ Chi giành giải nhất cuộc thi khởi nghiệp Xanh
(Tieudung.vn) Dự án đến từ TP Hồ Chí Minh “Các dòng bánh khoai mì dinh dưỡng Cusami” của Mai Tuấn...

Thương hiệu

Masan Consumer: Dự kiến đạt tăng trưởng đến 15% trong quý I/2025
(Tieudung.vn) Bức tranh tổng thể của ngành tiêu dùng bán lẻ được dự báo có tiềm năng bứt phá...
 
Triển khai chiến lược chuyển đổi số toàn diện, Đại Dũng Group chuyển mình hướng tới doanh nghiệp tỷ đô
(Tieudung.vn) Ngày 15/01/2025, Đại Dũng Group cùng đối tác là Tập đoàn FPT đã chính thức ký kết, triển...
 
Xanh SM khẳng định vị thế tại thị trường Việt Nam
(Tieudung.vn) 2024 là năm đánh dấu những bước tiến quan trọng, khẳng định năng lực và vị thế của...

Tin Doanh nghiệp

Ngân hàng “đỏ mắt” tìm người tài
(Tieudung.vn) Hoạt động tái cơ cấu nhân sự tại các ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ. Những tiến...
 
Lãnh đạo Ga Dĩ An phản hồi bài báo hành khách tố bãi giữ xe “chặt chém” dịp Tết Nguyên đán
(Tieudung.vn) Đại diện Ga Dĩ An cho biết, việc thu phí giữ xe 30.000 đồng trên ngày, đêm trong...
 
Doanh nghiệp FDI liên tục báo lỗ: Dấu hiệu chuyển giá, né thuế
(Tieudung.vn) Nghịch lý hơn 50% DN FDI báo lỗ, trong đó 18.140 DN bị lỗ lũy kế, nhưng số...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.29619 sec| 883.555 kb