Chủ nhật , 16/02/2025, 21:38 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Doanh nghiệp nhập khẩu điều thô từ châu Phi gặp khó

Doanh nghiệp nhập khẩu điều thô từ châu Phi gặp khó
(Tieudung.vn) - Điều thô nhập khẩu từ châu Phi về Việt Nam đều phải qua kiểm dịch mới được được đưa vào chế biến. Nhưng doanh nghiệp nhập khẩu không được chuyển bán nội địa. Nếu vi phạm, doanh nghiệp có thể bị khép vào tội buôn lậu.

Được sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (IPSC), là hỗ trợ kỹ thuật do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ và Cục Phát triển Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và là chủ dự án, Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) tổ chức Tọa đàm tham vấn “Nhận diện các khó khăn, vướng mắc và tìm kiếm giải pháp tạo thuận lợi thương mại cho ngành điều” tại Bình Dương, ngày 28/10. Tọa đàm nhằm tìm hướng và đề xuất giải pháp chính sách giúp tạo thuận lợi doanh nghiệp thương mại, vừa tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, chế biến, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

Doanh nghiệp nhập khẩu điều thô châu Phi vướng vào vòng lao lý

Hiện nay, Campuchia và nhiều quốc gia ở Châu Phi đẩy mạnh sản xuất điều thô và chế biến sâu điều nhân khiến ngành điều Việt Nam phải đối mặt với khó khăn thiếu hụt nguyên liệu để chế biến.

Doanh nghiệp nhập khẩu điều thô từ châu Phi gặp khó

Việt Nam đã duy trì vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu điều chế biến trong nhiều năm liên tiếp. 

Bên cạnh đó, qua rà soát tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp điều, Hiệp hội Điều Việt Nam nhận thấy một số bất cập. Theo quy định, hạt điều thô nhập khẩu về để tiêu thụ trong nước phải hoàn thành kiểm tra an toàn . Cụ thể, theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, hạt điều và các sản phẩm chế biến từ hạt điều (trừ bánh, mứt, kẹo có chứa hạt điều do Bộ Công Thương quản lý) thuộc đối tượng kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, do các nước châu Phi không nằm trong "Danh sách các nước đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam" được công khai trên trang website của Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn nên theo quy định hiện hành của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, các doanh nghiệp điều nhập khẩu nguyên liệu từ châu Phi chỉ được phép sản xuất để xuất khẩu, mọi hành vi bán vào nội địa, dù là vì lý do gì cũng là vi phạm pháp luật. Đây là một trong những vướng mắc về quy định đối với doanh nghiệp điều Việt Nam đến nay vẫn chưa được tháo gỡ.

Tại buổi Tọa đàm, các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp phản ánh thực tiễn khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các quy định của Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, và Đề án số 431/QĐ-BNN – Bộ NNPTNT ngày 26/1/2024 về việc phê duyệt Đề án Phát triển Cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030. Đồng thời các chuyên gia, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp đề xuất các giải pháp chính sách về thuế, cắt giảm các điều kiện kinh doanh (hải quan, kiểm dịch thực vật, cải cách thủ tục hành chính,…) để tạo thuận lợi thương mại cho ngành điều, đồng thời tạo nguồn nguyên liệu điều phục vụ sản xuất chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. 

Doanh nghiệp nhập khẩu điều thô từ châu Phi gặp khó

Tọa đàm Nhận diện khó khăn, vướng mắc và tìm giải pháp tạo thuận lợi thương mại cho ngành điều, tổ chức tại Bình Dương, ngày 28/10.

Theo Nghị định số 15/2018/NĐ- CP ngày 2/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật An toàn thực phẩm, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu phải đáp ứng yêu cầu có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đáp ứng quy định của Việt Nam; và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đưa vào danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam. Trong khi đó, các nước châu Phi xuất khẩu hạt điều sang Việt Nam không nằm trong danh sách được công bố trên website của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT).

Nhiều doanh nghiệp không được cấp giấy chứng nhận kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm khi nhập khẩu. Do đó, mặt hàng điều thô nhập khẩu từ châu Phi chỉ được phép làm thủ tục theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu.

Trong khi đó, tỉnh Bình Phước là thủ phủ của ngành điều Việt Nam; chiếm gần 50% diện tích và sản lượng điều cả nước. Chế biến điều là ngành công nghiệp chủ lực, thế mạnh của tỉnh Bình Phước. Mỗi năm, ngành này đóng góp từ 27-45% tổng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết công việc việc làm cho rất nhiều lao động trên địa bàn tỉnh.

Doanh nghiệp nhập khẩu điều thô từ châu Phi gặp khó

Chế biến điều nhân để xuất khẩu

Theo Cục Hải quan tỉnh Bình Phước, nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. Hầu hết các doanh nghiệp phải nhập khẩu điều thô, và đang gặp khó khăn khi nhập khẩu nguyên liệu từ một số nước châu Phi và để có thể sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp phải hoàn thành việc kiểm tra an toàn thực phẩm đối với số nguyên liệu nhập khẩu này. Thực tế tại Bình Phước cho thấy, có rất ít các doanh nghiệp có chuỗi hoàn chỉnh từ nhập khẩu - chế biến - xuất khẩu thành phẩm.

Ông Nguyễn Văn Lịch, Cục trưởng Cục Hải quan Bình Phước cho biết, trong quá trình sản xuất kinh doanh, vì một số lý do khách quan, doanh nghiệp không thể xuất khẩu được sản phẩm, và có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng tiêu thụ nội địa.

Theo ông Lịch, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp bán hàng điều nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu đã bị xử lý . Riêng Cục Hải quan tỉnh Bình Phước đã khởi tố 9 vụ án từ năm 2022 đến nay. Mặt khác, sản phẩm điều chế biến xuất khẩu của các doanh nghiệp Bình Phước đến nay chưa có phản hồi về chất lượng sản phẩm và an thực phẩm không đủ điều kiện.

"Vì vậy, cần thiết phải có giải pháp tháo gỡ để các doanh nghiệp chế biến điều có nguyên liệu sản xuất; các doanh nghiệp không vi phạm pháp luật đồng thời Hải quan thu được ngân sách cho nhà nước", ông Lịch .

Tìm giải pháp cho điều thô nhập khẩu từ châu Phi

Ông Bạch Khánh Nhựt - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội VINACAS cho biết, nhiều năm qua, Việt Nam luôn giữ vị trí số 1 thế giới về lượng điều xuất khẩu. Diện tích trồng cây điều ở Việt Nam đang giới hạn ở mức 300.000 ha, nguồn cung điều thô trong nước hiện chỉ bảo đảm 10-12% nhu cầu chế biến xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam, còn lại 88%-90% phụ thuộc vào nguồn điều thô nhập khẩu.

Doanh nghiệp nhập khẩu điều thô từ châu Phi gặp khó

Theo thống kê, khoảng 70% nguyên liệu điều thô của Việt Nam được nhập khẩu từ các nước châu Phi

Tuy nhiên, thực tế hoạt động, doanh nghiệp vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Trong đó, quy định tại điểm a, khoản 1, điều 14 của Nghị Định 15 khiến hoạt động của doanh nghiệp trong ngành điều bị "vướng".

Theo ông Nhựt, quy định này là đúng, nhằm có hàng rào kỹ thuật, bảo đảm an toàn thực phẩm với những sản phẩm thực phẩm nhập khẩu. Nhưng với ngành điều, trong gần 2,9 triệu tấn điều thô nhập khẩu làm nguyên liệu (năm 2023), có đến hơn 2,2 triệu tấn nhập khẩu từ các nước châu Phi chưa nằm trong "danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam".

Điều thô nhập về phải qua kiểm dịch mới được được đưa vào chế biến. Nhưng dù với bất cứ lý do gì cũng không được chuyển bán nội địa. Nếu vi phạm, có thể bị khép vào tội buôn lậu. Và đã không ít doanh nghiệp, doanh nhân bị khởi tố, phải vào vòng lao lý vì vi phạm quy định này.

Tại buổi tọa đàm, Cục Hải Quan tỉnh Bình Phước đề xuất: Nên cho phép điều có nguồn gốc từ các nước châu Phi nhập khẩu và tiêu thụ vào Việt Nam. Việc nhập khẩu quy định chính sách thuế suất áp dụng sao cho phù hợp để bảo vệ ngành điều Việt Nam; Chỉ quản lý chất lượng điều đảm bảo về an toàn thực phẩm theo quy định về hàng hóa là lương thực thực phẩm khi xuất khẩu. Bởi vì mặt hàng điều qua chế biến đã chuyển đổi thành điều có xuất xứ Việt Nam.

Doanh nghiệp nhập khẩu điều thô từ châu Phi gặp khó

Ông Tạ Quang Huyên chia sẻ tại buổi tọa đàm

Theo ông Đỗ Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nếu cần thiết sửa đổi Nghị định 15, thì đây là cơ hội tốt bởi Nghị định 15 do Bộ Y tế chủ trì và vẫn đang trong quá trình sửa đổi, chính vì vậy ông Tuấn cho rằng, vai trò của VINACAS là rất quan trọng việc đề xuất sửa đội Nghị định 15.

Ông Tạ Quang Huyên, TGĐ Công ty Hoàng Sơn 1, một trong các nhà sản xuất chế biến điều tại Bình Phước kiến nghị: một là vẫn cho phép nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu được miễn thuế, hai là cho phép nhập khẩu sản xuất thương mại nhưng không được miễn thuế mà đánh thuế đầu vào luôn, ba là cho phép doanh nghiệp chuyển đổi mục đích nếu họ đã khai tờ khai nhập khẩu sản xuất xuất khẩu nhưng khi có chuyển biến xấu họ không thể xuất khẩu được thì cho phép họ được bán lại cho các doanh nghiệp khác thì chuyển đổi tờ khai và nộp thuế cho Nhà nước. Như vậy sẽ đem lại lợi thế cho ngành điều Việt Nam.

Trên cơ sở kết quả của Tọa đàm, Hiệp hội Điều Việt Nam sẽ tổng hợp, xây dựng tài liệu văn bản kiến nghị chính sách đến Thủ tướng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan Bộ, Ngành hữu quan. 

Tags:
5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Khởi nghiệp

Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn: Bệ phóng cho những giấc mơ kinh doanh
(Tieudung.vn) Sáng 27/11, tại TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình), Vòng Chung kết Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp...
 
Hỗ trợ start-up Việt giảm thiểu thất bại, bước ra thế giới 
(Tieudung.vn) Viet Unicorn là sáng kiến quốc tế hỗ trợ start-up Việt với kỳ vọng từng bước hiện thực...
 
Dự án về khoai mì Củ Chi giành giải nhất cuộc thi khởi nghiệp Xanh
(Tieudung.vn) Dự án đến từ TP Hồ Chí Minh “Các dòng bánh khoai mì dinh dưỡng Cusami” của Mai Tuấn...

Thương hiệu

Masan Consumer: Dự kiến đạt tăng trưởng đến 15% trong quý I/2025
(Tieudung.vn) Bức tranh tổng thể của ngành tiêu dùng bán lẻ được dự báo có tiềm năng bứt phá...
 
Triển khai chiến lược chuyển đổi số toàn diện, Đại Dũng Group chuyển mình hướng tới doanh nghiệp tỷ đô
(Tieudung.vn) Ngày 15/01/2025, Đại Dũng Group cùng đối tác là Tập đoàn FPT đã chính thức ký kết, triển...
 
Xanh SM khẳng định vị thế tại thị trường Việt Nam
(Tieudung.vn) 2024 là năm đánh dấu những bước tiến quan trọng, khẳng định năng lực và vị thế của...

Tin Doanh nghiệp

Thị trường hàng không tăng trưởng ấn tượng dịp Tết Nguyên đán
(Tieudung.vn) Cục Hàng không Việt Nam vừa có thông tin về kết quả phục vụ dịp cao điểm Tết...
 
Phân Bón Cà Mau – Nhà tài trợ kim cương giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2025
(Tieudung.vn) Những pha bóng bùng nổ, những màn tranh tài kịch tính và những nhà vô địch mới đang...
 
Sứ mệnh lớn của doanh nghiệp tư nhân
(Tieudung.vn) Tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 cần đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.21649 sec| 884.438 kb