Thứ 6, 01/11/2024, 08:25 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Đặt tên cho thương hiệu gạo quốc gia

Đặt tên cho thương hiệu gạo quốc gia
(Tieudung.vn) - Việc gạo ST24, ST25 của Việt Nam liên tiếp bị các doanh nghiệp (DN) nước ngoài đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu lại một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự cần thiết trong đăng ký bản quyền, thương hiệu cho gạo nói riêng và nông sản Việt nói chung.

Gạo Việt trong bao bì ngoại

Theo Thương vụ Việt Nam tại Anh, năm 2020, XK gạo Việt Nam sang Anh tăng đến 116% về lượng và 106% về trị giá so với năm 2019. Tuy nhiên, thị phần gạo Việt Nam tại Anh mới chỉ chiếm 0,45%.

Đặt tên cho thương hiệu gạo quốc gia

Đầu năm 2021, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2025 và 2030” nhằm tiếp tục cơ cấu lại ngành lúa gạo theo hướng nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững - Ảnh: GL 

Phần lớn gạo Việt Nam tại Anh mang thương hiệu của nhà phân phối chứ không mang thương hiệu của vùng trồng lúa hay thương hiệu của nhà xuất khẩu (XK). Nguyên nhân do nhà XK chưa làm thương hiệu; hoặc nhà phân phối sở tại cho rằng thương hiệu riêng của họ có hiệu quả marketing hơn của nhà XK Việt Nam, nhất là khi thương hiệu gạo Việt Nam không được người sở tại biết đến.

Các DN XK Việt Nam thường sẵn sàng chấp thuận xuất gạo không có thương hiệu, để cho nhà phân phối sử dụng thương hiệu riêng của họ. Như gạo ST25 tuy đạt giải gạo ngon nhất thế giới (năm 2019) nhưng rất ít người dân Anh biết đến, không có nhiều hiệu quả marketing trên này.

Để có thể tạo ra đột phá thị trường lớn hơn nữa và tăng cường vị thế bền vững cho hạt gạo Việt Nam trên thế giới, ngành lúa gạo Việt Nam cần triển khai một chiến lược thương hiệu phù hợp với từng thị trường.

Chương trình thương hiệu quốc gia cần lựa chọn một số chủng loại gạo chất lượng cao, có sản lượng lớn để đặt tên. Tên nên đơn giản, dễ nhớ, dễ phát âm và gắn với địa danh nơi trồng lúa hay tên người tạo ra giống lúa để có thể đăng ký bảo hộ thuận lợi tại nước ngoài. Ví dụ như “Gạo Sóc Trăng Việt Nam”, hay “Gạo Ông Cua”…

Cần sớm hành động

GS Võ Tòng Xuân cho rằng, động thái cấp bản quyền hay bảo hộ thương hiệu cho gạo ST25 là quá chậm. “Đáng lẽ khi được vinh danh như thế (gạo ngon nhất thế giới - PV), ngoài việc khen thưởng ông Hồ Quang Cua, phải công bố rằng giống này là của Việt Nam, đưa vào danh sách các giống lúa của Việt Nam được phép XK. Khi đó người ta sẽ không dám làm gì. Đằng này danh sách giống lúa mà Bộ Nông nghiệp công nhận cho XK lại không có tên ST25. Vô tình làm cho người ta hưởng”, GS Xuân nói.

Đặt tên cho thương hiệu gạo quốc gia

Gạo ST25 liên tiếp bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký thương hiệu - Ảnh: GL 

Theo đại diện một DN, việc XK gạo sang Mỹ chủ yếu thông qua nhà nhập khẩu (DN thương mại), những đơn vị này sẽ đăng ký mẫu mã thương hiệu của riêng họ. Kể cả đóng bao ở Việt Nam, họ cũng yêu cầu DN trong nước phải có thiết kế, nhãn hiệu, ngôn ngữ... theo yêu cầu của họ, đây là việc khá dễ dàng.

Thêm nữa, có thể sau này họ lấy gạo khác để cho vào bao bì của gạo ST25 thì cũng khó biết, vì Mỹ thường chỉ chú trọng bao bì, nhãn hiệu. Khi đó, vỏ là ST25 nhưng ruột không phải, hệ lụy là người tiêu dùng sẽ đánh giá thấp chất lượng gạo ST25.

Chưa kể, gạo ST25 được trồng ở những vùng đất khác nhau sẽ cho ra chất lượng không giống nhau. Nếu lấy đúng nguồn nguyên liệu ở Sóc Trăng, được trồng đúng nguồn giống F1 của công ty giống đưa ra thì chất lượng sẽ tốt hơn. Vì vậy, việc cần làm ngay là phải công bố tiêu chuẩn chất lượng nhằm bảo vệ thương hiệu gạo ST25 của Việt Nam, tránh tình trạng “xác” ST25, nhưng “hồn” không phải.

Theo đại diện Thanh tra Bộ KH&CN, Việt Nam có ít nông sản được bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý (CDĐL) ở nước ngoài. Trong khi hệ thống , kiểm soát chất lượng chưa thực sự tốt… Hệ quả là giá và khả năng cạnh tranh của nông sản thấp; người tiêu dùng ít biết đến nông sản Việt Nam; khó khăn mở rộng thị trường; mất thương hiệu, giả mạo, tranh chấp, vướng mắc thủ tục; vướng mắc khi XK nông sản tại cơ quan hải quan nước ngoài…

Tags:
3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Khởi nghiệp

Con đường khởi nghiệp và những điều cần biết
(Tieudung.vn) Khởi nghiệp luôn là một giấc mơ cháy bỏng của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên,...
 
Thêm 9 dự án vào chung kết cuộc thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp xanh
(Tieudung.vn) Vòng bán kết Cuộc thi Ý tưởng/Dự án khởi nghiệp xanh Phát triển bền vững lần 10...
 
Lộ diện 13 dự án đầu tiên vào chung kết cuộc thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp
(Tieudung.vn) Vòng bán kết Cuộc thi Ý tưởng/Dự án khởi nghiệp xanh Phát triển bền vững lần 10...

Thương hiệu

Truyền thông Đông Nam Á: VinFast khẳng định vị thế dẫn đầu với giải thưởng “Sáng kiến Tiên phong Chuyển đổi Xanh”
(Tieudung.vn) VinFast vừa được vinh danh tại detikcom Awards 2024 với giải thưởng “Sáng kiến Tiên phong Chuyển đổi...
 
J&T Express chung sức kiến tạo tương lai cùng chương trình “trồng 1 tỷ cây xanh” của Chính Phủ
(Tieudung.vn) Nhằm hướng đến mục tiêu Quốc gia về việc giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới net...
 
Tân Hiệp Phát và hành trình 3 thập kỷ kiến tạo giá trị, phụng sự xã hội
(Tieudung.vn) Ngày 14 và 15/10/2024, Công ty Tân Hiệp Phát đã tổ chức chuỗi các hội nghị và sự...

Tin Doanh nghiệp

Đến tuổi nghỉ hưu có được ký tiếp hợp đồng và nâng lương?
(Tieudung.vn) Người lao động tuổi đã cao nhưng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì vẫn làm việc bình...
 
Đánh thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ: làm sao đơn giản, tiết kiệm chi phí?
(Tieudung.vn) Trước sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới, việc bãi bỏ chính sách...
 
Tìm lời giải lấp “lỗ hổng” nhân lực chất lượng cao ngành du lịch
(Tieudung.vn) Kinh tế dần phục hồi, ngành du lịch trong nước cũng bắt đầu có những tín hiệu khởi...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.13696 sec| 859.375 kb