Thứ 6, 22/11/2024, 07:46 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cổ phần vàng: 'Lá bùa' bảo vệ thương hiệu Việt

Cổ phần vàng: 'Lá bùa' bảo vệ thương hiệu Việt
(Tieudung.vn) - Việc bán vốn ở những “con gà đẻ trứng vàng” như Sabeco, Habeco, Vinamilk có thể đem lại hàng tỷ USD cho nền kinh tế. Làm thế nào để không thất thoát vốn nhà nước, hay không bị rơi vào tay các nhóm lợi ích, là điều nhiều người quan tâm.

Niêm yết rồi vẫn phải định giá lại

Theo tính toán của Hiệp hội các tài chính Việt Nam, chỉ riêng việc thoái vốn ở Sabeco và Habeco sau khi niêm yết có thể thu về cho Nhà nước lên tới 2 tỷ USD.

Song, một số nhà đầu tư tính toán, số tiền bán vốn ở hai doanh nghiệp này có thể cao hơn nhiều con số trên.

Còn với 10 doanh nghiệp SCIC đang nắm giữ, trong đó có , số tiền bán vốn có thể lên đến nhiều tỷ USD. Riêng Vinamilk, hồi cuối 2015, công ty này trong một bản kiến nghị gửi đến các cơ quan đã ước tính, nếu giá cổ phiếu vào 120.000 đồng/cổ phiếu thì Nhà nước thu được 64.900 tỷ đồng. Còn nếu cổ phiếu có giá 150.000 đồng thì giá trị lên đến 81.150 tỷ đồng. Như vậy bán Vinamilk có thể thu về 2,9 đến 3,6 tỷ USD.

Một số quỹ đầu tư nước ngoài còn định giá Vinamilk ở mức cao hơn, khoảng trên 4 tỷ USD. 

Mô tả ảnh
Niêm yết Habeco, Sabeco trên chứng khoán chỉ là giá tham khảo, vẫn cần định giá lại

Chính vì thế, việc làm thế nào có một mức giá sát với thị trường khi bán phần vốn nhà nước ở những doanh nghiệp là điều đặc biệt chú ý.

Trả lời PV. VietNamNet, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) đánh giá cao việc buộc Habeco, Sabeco và nhiều doanh nghiệp khác phải niêm yết trên thị trường chứng khoán trước khi bán vốn nhà nước.

“Đầu tiên niêm yết xem giá trị thực của Sabeco, Habeco là bao nhiêu. Khi bán thì thuê định giá lại, không thể nào lấy giá lúc cổ phần hóa được. Niêm yết trên thị trường chứng khoán chỉ là giá tham khảo, phải định giá lại xem còn giá trị nào tiềm năng mà trong tài chính chưa thể hiện được. Làm được thế thì gọi được vốn trong và ngoài nước để mua và sẽ hạn chế thất thoát”, ông Tiến .

Ngoài ra, ông Tiến cho biết thêm: Khi nói chuyện với các nhà đầu tư nước ngoài, họ nói nếu làm được như vậy, công khai thì họ sẽ tới. Niêm yết trên thị trường chứng khoán thì thanh khoản tốt hơn.

Còn với 10 DN thuộc SCIC, trong đó có Vinamilk, ông Tiến cho biết: Thủ tướng đã chỉ đạo làm sớm. SCIC lên kế hoạch thoái vốn ở Vinamilk bắt đầu từ năm nay, 9 doanh nghiệp còn lại cũng phải lên kế hoạch để thực hiện trong năm nay và đầu năm sau.

“Việc bán Vinamilk là rất nhạy cảm nên phải làm đúng quy định, đúng pháp luật, tránh gây . Vinamilk “hot” (nóng) như thế, nếu bán không cẩn thận nhà đầu tư dồn tiền hết vào Vinamilk, các doanh nghiệp khác đưa ra lại không ai mua. Như thế được anh này hỏng hết anh kia, không ổn”, ông Tiến nói.

Mô tả ảnh
Ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp

Giữ thương hiệu Việt: nắm chắc “cổ phần vàng”

Thủ tướng cũng nhấn mạnh không phân biệt nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài khi bán vốn nhà nước ở các doanh nghiệp, đồng thời có biện pháp để giữ lại thương hiệu Việt.

Về vấn đề này, ông Đặng Quyết Tiến cho rằng: Quan trọng nhất là phải có rào kỹ thuật để giữ lại thương hiệu. Việc này có thể làm được. Chẳng hạn bán vốn ở doanh nghiệp bia, thay vì phải nắm lượng vốn lớn để có quyền phủ quyết, nhà nước có thể nắm giữ “cổ phần vàng”. Khi đó, mọi sự thay đổi về thương hiệu phải được “cổ phần vàng” này đồng ý. Người nắm “cổ phần vàng” có thể không cần cổ tức, nhưng muốn thay đổi thương hiệu phải được“cổ phần vàng” đồng ý. Đó là cách nước ngoài hay làm.

Còn ở Việt Nam, trong Luật Doanh nghiệp 2014 cũng đã có quy định về vấn đề này. Theo đó, để giữ được thương hiệu, quy định về “cổ phần vàng” phải được đưa vào điều lệ doanh nghiệp vì đó là tuyên ngôn của doanh nghiệp.

Nếu ngành, lĩnh vực nào Nhà nước không cần nắm giữ, nhưng vẫn muốn giữ thương hiệu như một bản sắc dân tộc thì phải đưa vào trong điều lệ. Sau này, khi xảy ra tranh chấp thì đem điều lệ ra. Tất nhiên điều lệ cũng tuân thủ cơ bản về luật.

“Điều lệ cũng phải có quy định: muốn sửa điều lệ thì phải được “cổ phần vàng” đồng ý. Cho nên, điều lệ ban đầu rất quan trọng để giữ được một thương hiệu khi bán vốn nhà nước. Điều lệ mà không quy định là chịu thua”, đại diện Bộ Tài chính lưu ý.

Tags:
3.8 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Khởi nghiệp

Hỗ trợ start-up Việt giảm thiểu thất bại, bước ra thế giới 
(Tieudung.vn) Viet Unicorn là sáng kiến quốc tế hỗ trợ start-up Việt với kỳ vọng từng bước hiện thực...
 
Dự án về khoai mì Củ Chi giành giải nhất cuộc thi khởi nghiệp Xanh
(Tieudung.vn) Dự án đến từ TP Hồ Chí Minh “Các dòng bánh khoai mì dinh dưỡng Cusami” của Mai Tuấn...
 
Nhiều dự án độc đáo tranh tài tại Chung kết cuộc thi Khởi nghiệp Xanh
(Tieudung.vn) Sáng 9/11, tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh, vòng Chung kết cuộc thi ý tưởng/dự...

Thương hiệu

Phân bón Cà Mau được vinh danh đến ba giải cao về: Quản trị Công ty và Báo cáo phát triển bền vững
(Tieudung.vn) Ngày 16/11/2024, tại Đà Lạt, Lễ trao giải Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (Vietnam Listed Company...
 
Vinpearl lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á
(Tieudung.vn) Mới đây, Vinpearl được vinh danh top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á, số 1 Việt...
 
Phân bón Đầu Trâu đạt thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024
(Tieudung.vn) Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9 năm 2024,...

Tin Doanh nghiệp

Mỹ khởi xướng điều tra chống bán phá giá vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Việt Nam
(Tieudung.vn) Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ Công Thương, ngày 13/11/2024, Bộ Thương mại...
 
Áp thuế suất GTGT 5%, giá phân bón có dư địa giảm
(Tieudung.vn) Làm rõ băn khoăn về lo ngại đưa phân bón chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5%...
 
HDBANK đạt ba giải thưởng tại cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024
(Tieudung.vn) HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.35455 sec| 858.477 kb