Mặc dù không phải là sản phẩm “sơ khai”, nhưng ổ cắm điện lại là sản phẩm nền tảng và là trụ cột kinh doanh của hãng Panasonic cho đến tận ngày nay…
Khởi nguồn đế chế công nghệ từ...cái ổ cắm điện
Tiền thân của Panasonic là Công ty Konosuke Matsushita. Vào năm 1918, nhà sáng lập Konosuke Matsushita (1894 – 1989) đã chính thức khai sinh Công ty Konosuke Matsushita tại Nhật Bản. Sản xuất, kinh doanh đầu tiên của Panasonic lúc bây giờ là chuôi đèn và phích cắm.
Theo đó, Công ty Konosuke Matsushita thành lập ngay thời điểm ngành điện ở Nhận Bản bắt đầu phát triển, hầu hất các gia đình ở Nhật thời kì này đều đã sử dụng điện. Tuy nhiên, việc sử dụng điện chỉ bắt nguồn từ một nguồn điện duy nhất vào nhà là từ đường dây bóng đèn trên trần. Vì vậy, rất khó để sử dụng nhiều sản phẩm điện cùng một lúc. Chẳng hạn, khi đang sử dụng quạt điện thì không thể cùng lúc nấu cơm và ngược lại.
Từ sản phẩm đầu tiên là "Phích cắm đính kèm" (năm 1918), Panasonic đã sản xuất thành công ổ cắm điện, từ đó dần hình thành một đế chế thiết bị gia dụng toàn cầu
Với mong muốn khắc phục sự hạn chế này, ngay trong năm đầu thành lập (tức năm 1918), ông Konosuke Matsushita đã nghĩ ra một thiết bị đầu nối, tái sử dụng ổ cắm của bóng đèn cũ để tiết kiệm chi phí, được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt vì có chất lượng tốt hơn và giá thành thấp hơn các sản phẩm đối thủ.
Hai năm sau, năm 1920, ông Konosuke Matsushita sản xuất thành công sản phẩm phích cắm điện, đui đèn 2 bóng và sau đó chuyển sang ổ cắm đôi cụm. Giải quyết được vấn đề về phích cắm hai chấu có thể cắm vào các ổ cắm trên tường được bố trí ở những nơi thuận tiện trong ngôi nhà. Điều này không chỉ mang lại rất nhiều tiện ích, mà còn giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người dân lúc bấy giờ.
Sản phẩm ổ cắm đôi cụm nói trên cũng chính là tiền thân của ổ cắm điện Panasonic ngày nay.
Từ sản phẩm ban đầu có phần thô sơ, theo thời gian, Panasonic đã cải tiến ổ cắm điện với đa dạng các kiểu dáng, công năng và thiết kế được phân phối, sử dụng. Đặc biệt, từ những năm 1950, khi Panasonic bắt đầu sản xuất và kinh doanh thiết bị gia dụng như máy giặt, tivi đen trắng, tủ lạnh, radio, nồi cơm điện, máy ghi âm, máy điều hòa… đã kéo theo nhu cầu sử dụng ổ cắm điện Panasonic tại nhiều quốc gia. Để phù hợp, tùy theo từng vùng lãnh thổ mà các dòng ổ cắm điện Panasonic được thiết kế các tiêu chuẩn khác nhau về kích thước lẫn hình dáng.
Sự thành công của ổ cắm điện đã đưa doanh nghiệp nhỏ với xuất phát điểm từ 3 công nhân đến “ngôi vương” kinh tế Nhật Bản. Để rồi sau đúng 100 năm, tức vào năm 2018, hãng có khoảng 274.000 nhân viên trên toàn cầu, trở thành “gã khổng lồ” công nghệ hàng đầu thế giới.
Với các tính năng và ứng dụng đa dạng, ổ cắm điện Panasonic ngày nay là sản phẩm thiết thực được sử dụng nhiều trong các công trình dân dụng và cả các công trình lớn
Kinh doanh gắn với phụng sự con người
Với hơn 100 năm tuổi trên toàn cầu, Panasonic đã chứng kiến biết bao sự thay đổi của thế giới và nhân loại. Tuy nhiên, trong hành trình đó, Panasonic vẫn luôn kiên định, kiên trì theo đuổi triết lý kinh doanh “tất cả vì con người”. Đặt yếu tố con người lên hàng đầu, làm nền tảng cho việc phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh và đóng góp vào sự phồn vinh của xã hội.
Nổi tiếng với câu nói “tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp chính là con người’’, trong suốt cuộc đời làm việc của mình tại Panasonic, ông Matsushita Konosuke dành sự tôn trọng tuyệt đối cho người lao động. Dù trong cuộc đại suy thoái những năm 1930, hay khi doanh số bán hàng điện tử tiêu dùng giảm mạnh, hãng cũng không cắt giảm hay sa thải bất kỳ nhân viên nào. Cam kết đảm bảo làm việc suốt đời là điều hiếm thấy ở Nhật Bản vào thời điểm đó, chính hướng đi khác biệt đã tạo nên doanh nghiệp Panasonic lẫy lừng như ngày nay.
Trong cuộc đời doanh nhân của mình, ông Konosuke Matsushita – nhà sáng lập Panasonic không chỉ kinh doanh, mà còn hết sức quan tâm đến việc phát triển con ngườI và phát triển xã hội
Cùng với người lao động, Panasonic đặt người tiêu dùng vào vị trí trung tâm trong từng sản phẩm. Với nguyên lý đó, Panasonic không sa đà vào mẫu mã hay thiết kế bên ngoài, mà chú trọng vào nâng cao, tối ưu chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm của Panasonic nhìn chung đều có độ bền, khả năng hoạt động ổn định và tuổi thọ sử dụng kéo dài. Chính vì độ bền bỉ, tuổi thọ cao mà Panasonic được mệnh danh là “nồi đồng cối đá” và vô cùng được yêu thích, bán chạy trên toàn cầu.
Panasonic đã thiết lập các hạng mục kiểm tra chất lượng dựa trên các tiêu chuẩn nghiêm ngặt được đặt ra, áp dụng cho tất cả các sản phẩm. Theo đó, đội ngũ nhân viên kỹ thuật lành nghề của Panasonic sẽ thực hiện kiểm tra trực quan và trực tiếp bằng tay một cách tỉ mỉ.
Đồng thời các cuộc kiểm tra còn được tiến hành các thiết bị kiểm tra hiện đại, tập trung vào hơn 200 hạng mục đánh giá đã được ấn định bằng cách xác định kỹ lưỡng những rủi ro mà khách hàng phải đối mặt. Chỉ những sản phẩm vượt qua các cuộc kiểm tra nghiêm ngặt này mới được coi là có chất lượng đảm bảo, đáng tin cậy được công nhận trên toàn cầu là chất lượng Panasonic.
Những thành tựu và chính sách liên quan tới con người là đòn bẩy đưa Panasonic vượt ra khỏi lãnh thổ đất nước mặt trời mọc, khẳng định uy tín trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Công bố chiến lược phát triển trong hành trình 50 năm tiếp theo tại Việt Nam, Panasonic đặt mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống người tiêu dùng Việt bằng sản phẩm "tiêu chuẩn Nhật Bản"
Panasonic đóng góp lớn cho an toàn và an ninh tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Panasonic hiện diện từ những năm 1950 thông qua đối tác Esaco phân phối các sản phẩm mang thương hiệu National. Năm 1971, Panasonic chính thức thành lập Công ty Vietnam National tại TP Sài Gòn (nay là TP Hồ Chí Minh). Đến năm 1996, Công ty liên doanh Matsushita Electric Vietnam được ra đời. Từ năm 2003, Panasonic bắt đầu thành lập công ty 100% vốn nước ngoài đầu tiên và một loạt các công ty trong nhóm các Công ty Panasonic tại Việt Nam ra đời sau đó theo nhu cầu kinh doanh và sự phát triển của thị trường.
Sau hơn 70 năm xây dựng thương hiệu tại Việt Nam, Panasonic là thương hiệu hàng đầu ngành điện tử tiêu dùng của thị trường trên 90 triệu dân. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên mới, đối mặt với sự phát triển như vũ bão của công nghệ cũng như sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ trên thị trường, Panasonic buộc phải thay đổi thật nhanh, để tìm chỗ đứng cho con đường tăng trưởng.
Lựa chọn tập trung phát triển mảng chiếu sáng chính là lời khẳng định của Panasonic về việc không “ngủ quên” trên hào quang của quá khứ, chuyển động hết mình để theo kịp sự phát triển của thời đại
Bên cạnh vị trí dẫn đầu trong ngành điện tử gia dụng, Panasonic đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp tiên phong cung cấp các giải pháp tổng thể dành cho kinh doanh, từ nhà ở, đô thị tới các tổ hợp thương mại….Đó được kỳ vọng sẽ là hình ảnh mới trên thị trường Việt Nam của Panasonic, nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng gia tăng về nhà ở, giao thông, chất lượng không khí, an ninh, chiếu sáng, cung ứng và hậu cần, nhà máy…Trong đó, Panasonic xác định mảng chiếu sáng là lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng phát triển cao trong tương lai mà hãng sẽ theo đuổi.
Theo dự kiến, vào đầu năm 2024, nhà máy ở Bình Dương chuyên sản xuất thiết bị nối dây và nhiều thiết bị khác đang được mở rộng sẽ bắt đầu hoạt động. Đồng thời, Panasonic cũng thành lập trung tâm kỹ thuật tại Việt Nam chuyên thiết kế sản phẩm chiếu sáng cho môi trường chiếu sáng. Công ty đặt mục tiêu không chỉ là bán sản phẩm mà còn cung cấp các giải pháp chiếu sáng cho các cơ sở hạ tầng và trung tâm thể thao, vượt qua giới hạn của việc bán sản phẩm.
Tokyo Skytree toà nhà cao nhất Nhật Bản dùng hệ thống đèn LED do Panasonic sản xuất, thiết kế theo màu sắc “White Tower” vô cùng độc đáo và rất ấn tượng luân phiên qua mỗi ngày
“Panasonic đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào tại Việt Nam. Trong hành trình sắp tới, chúng tôi đặt nhiều tâm huyết trong việc phát triển các giải pháp tích hợp công nghệ, tính năng mới, giúp người Việt giải quyết các vấn đề nóng hiện nay như ô nhiễm không khí, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn đề dinh dưỡng, và đóng góp cho an toàn và an ninh tại Việt Nam”, đại diện Panasonic Việt Nam nói. Đồng thời, vị đại diện này nhấn mạnh, Panansonic Việt Nam cam kết sử dụng thận trọng và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như bảo vệ môi trường tự nhiên, hoàn thành sứ mệnh của doanh nghiệp là góp phần nâng cao sự thịnh vượng cho đất nước và con người Việt Nam.