TP.HCM: Trung tâm thương mại chiếm 63%
Mô hình cửa hàng tiện lợi vẫn là thị trường cạnh tranh quyết liệt giữa các tập đoàn bán lẻ bán lẻ trong và ngoài nước. Tổng cung mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM hết quý III/2016 đạt trên 1,3 triệu m2.
Saigon Centre và AEON Bình Tân khai trương, cung cấp cho thị trường bán lẻ thêm 111.000m2, tăng gần 16% so với quý II/2016, đưa nguồn cung của trung tâm thương mại lên 818.450m2, chiếm tỷ trọng 63%. Tuy nhiên, trung tâm thương mại “chạy” ra vùng ven chiếm cao tới 2/3 so với trung tâm thương mại “đóng đô” tại trung tâm thành phố chỉ chiếm 1/3.
Mô hình cử hàng tiện lợi với tổng cung của loại hình này đã đạt đến 150.650m2, chiếm khoảng 12%. Mặt bằng bán lẻ siêu thị chiếm tỷ trọng 22%, với tổng nguồn cung đạt 285.000m2. Tổng cộng hai mô hình bán lẻ này chiếm 34% tổng nguồn cung phân khúc mặt bằng cho thuê bán lẻ.
Mặt bằng bán lẻ chợ, tạp hóa chỉ chiếm 3%.
Dù tỷ lệ lấp đầy giảm nhẹ 20 điểm phần trăm còn 91%, nhưng các dự án cho thuê mặt bằng bán lẻ tại trung tâm TP.HCM tăng 2,2% (tăng chủ yếu ở 2 dự án khai trưởng ở trên), khu vực ngoài trung tâm tỷ lệ cho thuê giảm 0,8%.
Theo nghiên cứu của JILL, từ nay đến cuối năm tại TP.HCM không có trung tâm thương mại nào mở mới.
Mặc dù giá thuê trung bình tại phân khúc trung tâm tăng nhẹ 0,4% lên mức 70,7 USD/m2/tháng, nhưng giá thuê phân khúc ngoài trung tâm lại giảm khá mạnh tới 1,8% còn 38,6 USD/m2/tháng, khiến quý III/2016 giá thuê gộp trung bình của phân khúc trung tâm thương mại đạt mức 54,8 USD/m2/tháng, giảm nhẹ 1% so với quý II/2016.
Về cuối năm, các trung tâm thương mại bình dân, khu ăn uống và giải trí sẽ hút khách hơn so với các trung tâm thương mại hạng sang.
Thị trường cửa hàng tiện lợi vẫn là mỏ vàng cho các nhà bán lẻ trong và ngoài nước, số lượng các cửa hàng này sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
Dự kiến năm 2017, nguồn cung cho thuê mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM sẽ tăng thêm khoảng 70.000m2, năm 2018 khoảng 59.000m2 và năm 2019 là gần 40.000m2.
Hà Nội: Giá thuê sẽ giảm trong vài quý tới
Trong quý III/2016, một trung tâm thương mại tại quận Long Biên (Hà Nội) đi vào hoạt động cung cấp thêm cho thị trường bán lẻ 24.000m2, hai siêu thị mới gia nhập thị trường cung cấp thêm 2.000m2, đưa tổng nguồn cung mặt bằng bán lẻ lên mức trên 1,11 triệu m2.
Trong đó, trung tâm thương mại đạt nguồn cung 908.000m2 (trong khi tại TP.HCM chỉ đạt 818450m2), tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy chỉ đạt 75,3%, tăng 6,4% so với quý II/2016. Mặt bằng bán lẻ cao cấp đạt mức 6.000m2.
Mặt bằng siêu thị và cừa hàng tiện lợi đạt nguồn cung 196.000m2, chiếm tỷ trọng gần 18% (TP.HCM con số này là 34%).
Mặc dù tỷ lệ lấp đầy tại các dự án bán lẻ mới hoàn thành khá cao nhưng ghi nhận nhiều trung tâm thương mại sức mua kém.
Giá cho thuê tiếp tục giảm khi phân khúc trung tâm thương mại và mặt bằng bán lẻ cao cấp giảm lần lượt 0,6% (xuống còn 100 USD/m2/tháng khu trung tâm và 28 USD/m2/tháng khu ngoài trung tâm) và giảm 1,4% (xuống còn 48 USD/m2/tháng) so với quý II/2016.
Theo ghi nhận của JILL, chủ đầu tư của một số trung tâm thương mại tiếp tục giảm nhẹ giá chào thuê để thu hút thêm các nhà bán lẻ mới và lấp đầy các diện tích còn trống.
Đến cuối năm 2016, dự kiến nguồn cung mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội tăng 2,1% khi một dự án trung tâm thương mại tại quận Đống Đa hoàn thành, tăng thêm khoảng 19.000m2, đến năm 2017 tăng thêm khoảng 51.000m2.
Dự kiến giá thuê sẽ giảm trong vài quý tới do sức ép nguồn cung lớn. Trong khi đó, các nhà bán lẻ đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan mở rộng thị phần tại Hà Nội sẽ tạo áp lực lên các nhà bán lẻ trong nước trong thời gian tới.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là sức mua yếu tiếp tục sẽ là một trong những thử thách lớn nhất của thị trường bán lẻ.