Hiện nay tại một số địa phương có tình trạng chủ đầu tư rao bán nhà đất thuộc các dự án nhà ở không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, hoặc các dự án chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, hoặc các dự án không đủ điều kiện chuyển quyền sử dụng đất, bán nhà ở...; tình trạng có nhiều người đã mua hoặc nộp tiền đặt cọc để nhận chuyển nhượng nhà, đất tại các dự án không phép, sai phép.
Mặt khác, người dân chưa có thói quen tìm hiểu kỹ các dự án trước khi mua bán, nhiều nhà đầu tư bất động sản có thói quen chấp nhận rủi ro sẵn sàng bỏ tiền mua đi, bán lại bất động sản để đạt được lợi nhuận cao.
Chính quyền xã Phong Phú huyện Bình Chánh niêm yết thông báo khu vực chưa đủ điều kiện xây dựng.
Việc bán, mua nhà đất nêu trên đã vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai, gây rủi ro cho người mua nhà đất, tác động xấu đến thị trường bất động sản, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Nguyên nhân là việc kiểm tra giám sát của chính quyền địa phương nơi có đất, đặc biệt là cấp cơ sở chưa được chặt chẽ. Tại một số địa phương, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở chưa kịp thời kiểm tra, thanh tra phát hiện và xử lý kịp thời các dự án nêu; chưa tổ chức, chỉ đạo cụ thể việc công khai thông tin về các dự án nhà ở trên địa bàn chưa được chính quyền địa phương và đặc biệt là chủ đầu tư dự án thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản, về đất đai và xây dựng.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để các tổ chức, cá nhân được biết, tuân thủ theo đúng các quy định về việc thực hiện dự án đầu tư, việc mua bán kinh doanh nhà đất theo quy định của pháp luật về đất đai và các pháp luật khác có liên quan còn hạn chế.
Theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản, chỉ có một loại hợp đồng mua bán khi chủ đầu tư đủ điều kiện bán. Thế nhưng, một số chủ dự án huy động vốn bằng các hợp đồng phái sinh, như hợp đồng góp vốn khi dự án chưa đủ điều kiện góp vốn, hay hợp đồng đặt chỗ khi dự án chưa đủ điều kiện bán. Để rồi, khi khách hàng nộp tiền nửa chừng, phát hiện dự án đóng băng, nếu không nộp tiếp theo tiến độ thỏa thuận thì sợ vi phạm hợp đồng, nếu nộp tiếp thì gánh rủi ro cao thêm. Dù biết chủ dự án vi phạm hợp đồng, nhiều người vẫn không dám kiện ra tòa, vì nếu kiện ra tòa thì dự án chưa được phép bán, hay không đủ điều kiện mà bán, sẽ có nguy cơ bị tòa xác định hợp đồng vô hiệu – mà vô hiệu thì hoàn trả lại tiền, khi đó giá trị đất theo hợp đồng đã tăng gấp nhiều lần, nếu lấy lại tiền thì khách hàng chịu thiệt. Do vậy, nhiều khách hàng ký hợp đồng sai lúc ban đầu phải bước tiếp sai lầm nữa là lặng thinh chờ đợi, không dám thưa kiện. Đó là chưa kể, sau khi kiện, tòa buộc bên bán trả lại tiền thì thường là chủ đầu tư biến mất, hoặc rỗng túi, nên kiện xong cũng không lấy được tiền. |
Từ 30/9/2019, Bộ TN-MT đã có Công văn số 4944/BTNMT-TCQLĐĐ gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số nội dung sau:
Công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; công khai thông tin các dự án nhà ở đã được phê duyệt trên địa bàn tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, tại khu đất thực hiện dự án và trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để cho mọi tổ chức, cá nhân dễ dàng nắm bắt thông tin trước khi thực hiện các giao dịch, đảm bảo tính công khai, minh bạch. Công khai các dự án nhà ở đã được phê duyệt nhưng có vi phạm pháp luật về đất đai, không đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở.
Chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, rà soát nhằm kịp thời phát hiện và xử lý ngay các vi phạm nêu trên. Trường hợp có dấu hiệu lừa đảo cần kịp thời thông báo cho cơ quan bảo vệ pháp luật để xử lý theo quy định.
Chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, phổ biến để các tổ chức, cá nhân được biết, thực hiện đúng các quy định về việc thực hiện dự án đầu tư, việc mua bán kinh doanh nhà đất theo quy định của pháp luật về đất đai và các pháp luật khác có liên quan. Tuyên truyền, khuyến cáo đến các tổ chức, cá nhân cần liên hệ với cơ quan tài nguyên và môi trường, cơ quan quản lý xây dựng và chính quyền địa phương tìm hiểu thông tin dự án trước khi tiến hành giao dịch để tránh rủi ro khi mua nhà đất không đúng quy định.
Bộ TN&MT cho biết, thời gian tới sẽ tập trung thực hiện các giải pháp chính: Đề xuất bổ sung chế tài đối với những chủ đầu tư thực hiện các dự án nhưng không thực hiện đầy đủ thủ tục về giao đất cho thuê đất vào Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, đang được Chính phủ xem xét ban hành.
Thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được kéo dài /12/2025
Trong quá trình sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý đất đai, Bộ TN-MT nghiên cứu đề xuất quy định chặt chẽ hơn về trình tự thủ tục liên quan đến giao đất, cho thuê đất cho các chủ đầu tư thực hiện dự án, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc giám sát quá trình sử dụng đất và quá trình người dân thực hiện các giao dịch đất đai tại địa phương.
Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo cụ thể các Sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã rà soát lại tất cả các dự án trên địa bàn và công khai tên từng dự án đầu tư.
Đồng thời, các cấp các ngành cần tiếp tục tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn về các thủ tục liên quan đến giao dịch quyền sử dụng đất trong các dự án bất động sản để từ đó thận trọng hơn khi tham gia các giao dịch. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động của các dự án kinh doanh bất động sản địa bàn.
Kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp Theo đó, Quốc hội quyết nghị kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 ngày 11/11/2016 của Quốc hội đến hết ngày 31/12/2025. Nghị quyết trên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021. |