Thứ 6, 20/09/2024, 11:41 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

HoREA phản đối bỏ đất nông nghiệp ra khỏi quy định tách thửa

HoREA phản đối bỏ đất nông nghiệp ra khỏi quy định tách thửa
(Tieudung.vn) - HoREA kiến nghị, cho phép các thửa đất ở có đất nông nghiệp xen cài được chuyển đổi mục đích sử dụng đất (đối với phần đất nông nghiệp) rồi thực hiện thủ tục tách thửa.

Ngày 6/11, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) đã có văn bản gửi đến UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh về góp ý dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 60/2017/QĐ-UBND (Quyết định 60) của UBND TP quy định về diện tích đất tối thiểu được tách thửa trên địa bàn TP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018.

HoREA phản đối bỏ đất nông nghiệp ra khỏi quy định tách thửa

Quy định chồng chéo, người dân TP Hồ Chí Minh nhiều năm mỏi mòn chờ để được tách thửa.

HoREA cho biết, thống nhất với đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường TP chỉ giải quyết tách thửa đối với đất ở đô thị, đất ở nông thôn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng và điều kiện cụ thể của TP.

Tuy nhiên, HoREA đề nghị quy định cần xét tới thực tiễn của TP. Cụ thể, tại các quận và các thị trấn, các điểm dân cư nông thôn thuộc các huyện, có nhiều thửa đất vừa có phần diện tích đất ở, vừa có phần diện tích đất nông nghiệp xen cài, thuộc các khu dân cư hiện hữu, ổn định.

“Bên cạnh đó, quy định cũng cần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người sử dụng đất, nhất là đối với các thửa đất ở có xen cài đất nông nghiệp”, văn bản của HoREA nêu rõ.

Vì vậy, Hiệp hội đề nghị dự thảo quyết định thay thế (hoặc sửa đổi, bổ sung) Quyết định 60 của UBND TP cần bổ sung quy định cho phép thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần đất nông nghiệp thành đất ở, sau đó thực hiện thủ tục cho phép tách thửa.

Theo đó, đối với trường hợp thửa đất không thuộc khu vực Nhà nước phải thu hồi để đầu tư theo quy hoạch hoặc kế hoạch sử dụng đất được duyệt, UBND quận, huyện căn cứ nhu cầu của người sử dụng đất, xem xét từng trường hợp cụ thể để giải quyết chuyển mục đích sử dụng đất toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất sang đất ở, sau đó thực hiện tách thửa đất theo quy định. Thửa đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất và tách thửa phải đảm bảo các điều kiện quy định về tách thửa (tương tự như quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 3 Quyết định 33 của UBND TP trước đây).

Đối với trường hợp sau khi tách thửa đất ở thành các thửa đất ở nhỏ hơn, mà người sử dụng đất của từng thửa đất này tự nguyện thỏa thuận dành một phần diện tích của mỗi thửa đất để làm “thông hành địa dịch” gồm lối đi chung, xây dựng công trình cấp nước, cấp điện, thoát nước… (thực hiện theo quy định tại Điều 171 luật Đất đai về quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề), thì diện tích đất ở của mỗi thửa đất vẫn được ghi nhận đầy đủ, kể cả phần diện tích đất làm “thông hành địa dịch” trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Hiệp hội cũng thống nhất với đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường không quy định tách thửa đối với đất nông nghiệp và các loại đất khác, bỏ các quy định về thửa đất thuộc quy hoạch đất ở xây dựng mới, đất sử dụng hỗn hợp (trong đó có chức năng đất ở), bỏ quy định về tách thửa có hình thành đường giao thông trong Quyết định thay thế (hoặc sửa đổi, bổ sung) Quyết định 60 của UBND TP.

Ngoài ra, HoREA đề xuất bỏ thêm quy định về những trường hợp không được tách thửa tại Điều 4 Quyết định 60 của UBND TP, vì pháp luật về đất đai không giao thẩm quyền này cho UBND cấp tỉnh.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người sử dụng đất, người sử dụng đất nông nghiệp có nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, có nhu cầu xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp; người sử dụng thửa đất ở có nhu cầu tách thửa, mà việc tách thửa có hình thành đường giao thông thì HoREA đề nghị, đối với các trường hợp này, người sử dụng đất phải lập đầu tư trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đất đai, pháp luật về xây dựng, pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh .

Tags:
3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Nhận định

Chuyên gia nhận diện những vướng mắc trong thi hành các bộ luật mới
(Tieudung.vn) Sau hơn 1 tháng có hiệu lực triển khai thực tế, công tác thi hành các bộ luật...
 
Ảnh hưởng bão lụt, bất động sản nghỉ dưỡng khó chồng khó
(Tieudung.vn) Là phân khúc phục hồi chậm nhất của thị trường bất động sản (BĐS), thời điểm hiện tại...
 
Mặt đứng bền vững cho công trình xanh
(Tieudung.vn) Là “không gian chuyển tiếp” giữa bên trong và bên ngoài công trình, mặt đứng không chỉ giữ...

Dự án – Nhà đẹp

Hạ tầng hiện đại “chắp cánh” cho dự án Top 1 phía Đông TP Hồ Chí Minh
(Tieudung.vn) Sở hữu vị trí “trung tâm trong lòng trung tâm” của đại đô thị Vinhomes Grand Park (TP...
 
Phát hiện nhiều sai phạm trong cấp phép xây dựng chung cư Khởi Thành
(Tieudung.vn) Thanh tra TP Hồ Chí Minh kết luận, Sở Xây dựng TP này áp dụng văn bản của...
 
Năm học mới con vui vẻ, mẹ thảnh thơi của cư dân Vinhomes Grand Park
(Tieudung.vn) Từ khi về ở tại Vinhomes Grand Park (TP Thủ Đức), việc đến trường đã không còn là...

Phong thuỷ

Những thứ không nên đặt trong phòng khách để tránh phạm phong thủy
(Tieudung.vn) Theo các chuyên gia phong thủy, phòng khách là không gian chính của ngôi nhà và là một...
 
Những việc nên làm trong tháng 7 âm lịch giúp bình an, rước lộc, phúc khí vào nhà
(Tieudung.vn) Trong tháng 7 âm lịch, cần làm ngay những điều dưới đây để gia tăng dương khí cho...
 
Cách tính toán và lựa chọn tháng làm nhà theo tuổi đại cát, đại lợi
(Tieudung.vn) Chọn được ngày lành tháng tốt để làm nhà sẽ giúp cho quá trình xây dựng nhà ở...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.32527 sec| 852.797 kb