Hưởng lợi lớn từ APEC 2027
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được coi là đòn bẩy giúp các địa phương đăng cai phát triển vượt bậc trước và sau mỗi kỳ tổ chức.
Trước đó, nhờ APEC 2022 mà ngành du lịch Thái Lan đã đạt mốc 10 triệu lượt du khách, một sự hồi sinh ngoạn mục sau đại dịch Covid-19, so với con số chỉ 427.869 lượt vào năm 2021.
Còn tại Việt Nam, APEC 2017 cũng đã thu hút một lượng lớn du khách đến Đà Nẵng trong giai đoạn trước và sau khi sự kiện diễn ra. Theo thống kê của Sở Du lịch Đà Nẵng, trong dịp Noel và Tết Dương lịch 2018, tổng lượng khách tham quan, du lịch tại Đà Nẵng đã tăng 17,9% so với cùng kỳ.
Không chỉ là cú hích phát triển hạ tầng và thúc đẩy du lịch, APEC 2027 còn tạo nên những cột mốc gia tăng giá trị cho bất động sản nghỉ dưỡng Phú Quốc trong dài hạn
Từ thực tế này, Phú Quốc được kỳ vọng sẽ không ngoại lệ, được hưởng lợi lớn khi được lựa chọn là địa điểm tổ chức APEC 2027. Đây là cơ hội để đảo ngọc trở thành tâm điểm của thế giới, khẳng định vị thế của một trong những thiên đường du lịch đẹp nhất hành tinh.
Đặc biệt, APEC 2027 sẽ gia tăng sức hút cho ngành du lịch MICE (du lịch hội nghị, hội thảo) có giá trị doanh thu cao gấp 6 lần du lịch thông thường - dòng tiền hấp dẫn mà bất kỳ điểm đến nào trên thế giới đang mong muốn khai thác.
Không chỉ tác động mạnh mẽ đến ngành du lịch, APEC 2027 còn mang lại cho đảo ngọc cơ hội tăng trưởng bứt phá về đầu tư, hạ tầng và đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng.
Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng lên ngôi
Nhận định về cơ hội lớn này, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, không phải ngẫu nhiên Phú Quốc được “chọn mặt gửi vàng”: “Khi lựa chọn, cần xét đến những yếu tố như sự giao thoa giữa vẻ đẹp thiên nhiên và truyền thống; thể hiện hình ảnh đất nước, con người Việt Nam mến khách, thân thiện, cởi mở; khả năng cung ứng dịch vụ đặc sắc chất lượng tốt… Xét cả hai điều này, Phú Quốc là lựa chọn phù hợp khi vừa có dấu ấn của sự phát triển và cảnh sắc”, TS. Võ Trí Thành nói và nhấn mạnh, 2 năm tới sẽ là giai đoạn Phú Quốc “thay da đổi thịt” thần tốc nhằm đảm nhiệm hoàn hảo vai trò của một trung tâm hợp tác kinh tế, xã hội và giao thương toàn cầu.
Để chuẩn bị cho APEC 2027, Phú Quốc đã gấp rút nâng cấp hạ tầng giao thông, đầu tư vào khu tổ hợp đa chức năng với tổng sức chứa khoảng 15.000 người. Địa phương kỳ vọng, sự chuẩn bị kỹ lưỡng này không chỉ góp phần làm nên thành công của sự kiện, mà còn mang tới giá trị bền vững cho du lịch Phú Quốc
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Anh Quê - Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn G6 cũng cho biết, năm 2017, APEC đã đóng góp cho GDP của Đà Nẵng rất lớn, giá bất động sản tăng tới 40% và Phú Quốc cũng sẽ theo xu hướng như vậy.
“Từ giờ đến năm 2027 bộ mặt Phú Quốc sẽ khác, sau năm 2027 cũng sẽ khác, xứng đáng là một trung tâm du lịch quốc gia tầm cỡ quốc tế” - Chủ tịch G6 nhận định.
Từ góc nhìn phát triển đó, thị trường bất động sản Phú Quốc hứa hẹn trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn bậc nhất Việt Nam. Trong đó, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đứng trước cơ hội “vàng” từ hào quang của APEC 2027.
Theo nhiều chuyên gia, hiện tại là thời điểm để sở hữu các sản phẩm bất động sản du lịch nghỉ dưỡng để đón sóng tăng trưởng trong chu kỳ mới và động lực mạnh mẽ từ APEC 2027. Do đó, từ đầu năm 2025, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đổ xô lên đảo để tìm kiếm cơ hội sở hữu những sản phẩm bất động sản hấp dẫn. Đặc biệt, các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng nằm trong các quần thể xanh đã hiện hữu là đích đến của dòng tiền.
Mới đây, TP Phú Quốc đã có báo cáo hiện trạng và đề xuất các phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến đặt tên mới là đặc khu Phú Quốc. Nếu được thông qua, đây sẽ là đặc khu kinh tế tiên phong của Việt Nam - một bước đệm để đảo ngọc phát triển phù hợp với tiềm năng hiện có, vươn mình bứt phá trong kỷ nguyên mới. |