Thứ 6, 22/11/2024, 07:19 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm 2019

Triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm 2019
(Tieudung.vn) - Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm Trung ương vừa ban hành Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2019 với chủ để “Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, sẽ được tổ chức từ ngày 15/4 đến 15/5/2019 trên toàn quốc.

từ Cục An toàn (Bộ Y tế), Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm vừa có hướng dẫn chi tiết việc triển khai thanh tra, kiểm tra liên ngành trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2019.

Triển khai Tháng hành động vì An toàn thực phẩm 2019

Triển khai tháng hành động vì An toàn thực phẩm 2019.

Chủ đề Tháng hành động vì ATTP năm 2019 là “Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Bảo vệ quyền lợi người ”.
Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP Trung ương giao các Bộ: Y tế, NNPTNT, Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức 6 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 12 tỉnh, thành phố trong thời gian từ ngày 15-20/4. Cụ thể:

Đoàn số 1: Cục ATTP chủ trì, phối hợp Tổng Cục Quản lý (Bộ Công Thương), Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường- C49 (Bộ Công an), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Viện Y tế Công cộng Tp. Hồ Chí Minh tiến hành thanh tra, kiểm tra tại Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đoàn số 2: Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ NNPTNT) chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ NNPTNT, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Bộ Khoa học ), Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 2 (Bộ NNPTNT) tiến hành thanh tra, kiểm tra tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị.

Đoàn số 3: Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) chủ trì phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Viện Y tế Công cộng Tp. Hồ Chí Minh tiến hành thanh tra, kiểm tra tại Tp. Cần Thơ, Sóc Trăng.

Đoàn số 4: Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ Y tế, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia tiến hành thanh tra, kiểm tra tại Tp. Hà Nội, Hải Phòng.

Đoàn số 5: Cục Thú y chủ trì, phối hợp với Tổng Cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Bộ Khoa học và Công Nghệ), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Viện Dinh dưỡng tiến hành thanh tra, kiểm tra tại tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang.

Đoàn số 6: Thanh tra Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Cục ATTP, Tổng Cục Quản lý thị trường, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Viện Pasteur Nha Trang tiến hành thanh tra, kiểm tra tại tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng.

Bên cạnh 6 Đoàn liên ngành Trung ương, các Bộ: Y tế, NNPTNT, Công Thương cần phải giao các đơn vị chức năng thanh tra, kiểm tra đột xuất tại các tỉnh, thành phố nhằm triển khai hiệu quả Tháng hành động.

Chương trình được đề ra với 3 mục tiêu chính đó là: Tăng cường công tác giáo dục truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm.

Cần phải đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt tại các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các làng nghề. Tăng cường vai trò giám sát của các cơ quan quản lý, tổ chức đối với việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bên cạnh đó cần phải giảm thiểu tình trạng ngộ độc thực phẩm do tiêu dùng thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.

Ngoài các hoạt động thường xuyên bảo đảm chất lượng, ATTP, “Tháng hành động” năm 2019 còn là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể và các bệnh truyền qua thực phẩm do sử dụng sản phẩm thực phẩm không an toàn.

Theo thống kê chưa đầy đủ năm 2018 cho thấy, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 14.264 vụ, xử lý 8.446 vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm, xử phạt vi phạm hành chính hơn 19,5 tỷ đồng, số tang vật thu giữ có trị giá hơn 25,9 tỷ đồng. Lực lượng cảnh sát môi trường đã phát hiện 6.176 vụ vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, với 5.042 cá nhân, 809 tổ chức vi phạm.

Trong đó, các cơ quan chức năng đã chuyển cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố 11 vụ 15 về tội "Vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm" và một số tội danh khác có liên quan đến an toàn thực phẩm; xử phạt vi phạm hành chính 5.627 vụ, với số tiền gần 30 tỷ đồng; đang điều tra, xử lý 184 vụ; buộc tiêu hủy nhiều hàng hóa thực phẩm kém chất lượng.

Tags:
4.7 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.39167 sec| 824.57 kb