Chọn nhiều trái cây ngọt tự nhiên hoặc thêm đường
Không nên sử dụng trái cây quá nhiều đường. Nguồn ảnh: Internet
Sử dụng nhiều trái cây ngọt hoặc nhiều đường có thể gây hại cho sức khỏe, nhất là đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Khi sử dụng nhiều loại trái cây ngọt hoặc thêm đường có thể làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, thay vì sử dụng đường hoặc trái cây ngọt để làm nước ép, chúng ta có thể sử dụng rau củ hoặc trái cây ít ngọt hơn.
Trộn quá nhiều loại rau, trái cây
Nước ép của rau xanh, trái cây được coi là tốt cho sức khỏe, nhưng nếu trộn quá nhiều có thể làm hỏng hương vị của nó và sẽ rất khó uống. Do đó, nếu làm nước ép với rau xanh hoặc trái cây hãy lưu ý những loại rau, trái cây để trộn.
Pha nước ép trái cây với sữa
Nếu bạn pha sữa với nước ép trái cây, axit tartaric trong nước ép sẽ phản ứng với protein có trong sữa, gây trở ngại cho quá trình hấp thụ của cơ thể, thậm chí còn có thể gây đau bụng với những ai có dạ dày yếu.
Ép nhiều một lúc để tủ lạnh uống dần
Nhiều gia đình có thói quen ép nước hoa quả bỏ tủ lạnh để uống dần. Điều này làm cho chất dinh dưỡng trong hoa quả bị thay đổi tuyến tính, giảm bớt tác dụng hoặc có thể gây rối loạn tiêu hoá. Một số loại nước hoa quả để vài giờ trong tủ lạnh mất chất, thậm chí còn xuất hiện vị đắng, điển hình như nước cam.
Uống nước quả tươi ngay sau khi chế biến bởi ngay cả khi để trong tủ lạnh vài phút cũng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của nước quả.
Để nước ép quá lâu
Thông thường các dưỡng chất tốt có trong nước ép như enzyme, chất phytochemical… dễ bị oxy hóa hoặc giảm nếu để ngoài không khí một thời gian. Bởi vậy để đảm bảo có thể tiêu thụ triệt để các loại dưỡng chất trong nước ép tươi thì bạn phải uống sớm.
Uống nước ép trong khoảng thời gian 15 phút trở lại từ khi ép là lý tưởng nhất để không lãng phí nước ép của mình.