Tránh ăn cà tím sống
Cà tím chứa solanine, có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, thậm chí ngộ độc. Vì vậy, cà tím nên được chần hoặc nấu chín trước khi ăn.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Không ăn quá nhiều
Trong cà tím có chứa một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư nhưng cũng có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê.
Khi ăn quá nhiều cà tím có thể gây độc. Solanine lại hòa tan trong nước không đáng kể nên khi đun sôi vẫn không thể được phá hủy được chất này.
Để giảm chất này, khi chế biến bạn cho thêm chút giấm sẽ thúc đẩy sự phân hủy của solanine. Uống nước ép cà tím rất dễ xảy ra ngộ độc khi cà chưa được nấu chín.
Trong cà tím còn chứa một lượng nicotine cao hơn bất kỳ loại trái khác, với nồng độ 0,01mg/100g. Để tránh độc, chỉ nên ăn cà tím 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 – 200g bằng cách nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.
Không chọn cà tím già
Cà tím già chứa hàm lượng solanine cao hơn, có thể gây hại cho cơ thể. Vì vậy, sẽ an toàn hơn khi chọn cà tím tươi, mềm.
Thận trọng khi ăn nếu bị dị ứng
Trong cà tím chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như histamin hàm lượng cao. Do đó, người bị hen suyễn, cơ địa dị ứng khi ăn vào rất dễ bị ngứa ở miệng, hoặc mẩn ngứa ngoài da, đặc biệt khi ăn phải cà tím chưa chín kỹ.
Không đun ở nhiệt độ quá cao
Khi đun ở nhiệt độ quá cao, cà tím sẽ thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Thậm chí, cách chế biến chiên có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím.
Ngoài ra, nhiều tạp chí y học báo cáo có hiện tượng ngứa ở ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím do trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Để tránh, bạn cần nấu chín kỹ cà tím trước khi ăn.
Tốt nhất bạn nên ăn cà ninh hoặc hầm nhừ sẽ không làm mất đi những thành phần dinh dưỡng vốn có trong cà tím mà vẫn giúp bạn có một món ăn ngon, bổ dưỡng. Ngoài ra nên ngâm cà qua nước pha muối và sau đó rửa lại các miếng cà tím đã thái sẽ làm nó mềm hơn và loại bỏ gần hết vị đắng của cà, làm cho món ăn ngon hơn.
Dùng ít dầu khi nấu ăn
Cà tím có khả năng hút dầu rất tốt, ăn quá nhiều dầu sẽ không tốt cho sức khỏe. Nên sử dụng ít dầu hơn khi nấu cà tím hoặc sử dụng các phương pháp ít dầu như hấp hoặc luộc.
Không ăn cùng cua và các thực phẩm có tính lạnh khác
Ăn cà tím, cua và các thực phẩm có tính lạnh khác như ốc, ếch... cùng lúc có thể gây ra phản ứng hóa học, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính nên ăn điều độ
Cà tím có giá trị chữa bệnh nhất định. Đối với một số bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, ăn cà tím với mức độ vừa phải có thể có lợi. Tuy nhiên, bạn nên tiêu thụ chừng mực tùy theo tình trạng bản thân và làm theo lời khuyên của bác sĩ. Ăn quá nhiều cà tím có thể gây sỏi thận.
Chú ý đến phương pháp bảo quản
Cà tím cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt và nhiệt độ cao, tránh nấm mốc, vi khuẩn phát triển. Đồng thời, cà tím đã cắt phải được nấu càng nhanh càng tốt để tránh tiếp xúc lâu với không khí.