Thứ 6, 19/04/2024, 17:49 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Ngân hàng Vietcombank cảnh báo người dùng cần bảo mật thông tin kẻo mất tiền

Ngân hàng Vietcombank cảnh báo người dùng cần bảo mật thông tin kẻo mất tiền
(Tieudung.vn) - Mới đây, Ngân hàng Vietcombank đưa ra lời cảnh báo cho khách hàng cần hết sức thận trọng trong việc bảo mật thông tin cá nhân kẻo mất tiền trong tài khoản do lừa đảo.

từ Ngân hàng Vietcombank, thời gian qua, các ngân hàng vẫn tiếp nhận thêm các trường hợp khách hàng bị lừa đảo dẫn đến mất tiền trong tài khoản với nguyên nhân được xác định do khách hàng để lộ các thông tin ngân hàng như tên truy cập, mật khẩu truy cập dịch vụ ngân hàng điện tử, thông tin thẻ ngân hàng...

Mô tả ảnh
Ngân hàng Vietconbank cảnh báo người dùng thận trọng thông tin cá nhân kẻo bị lừa đảo đánh cắp tiền trong tài khoản. (Ảnh minh họa)

Để phòng tránh các trường hợp tương tự, một lần nữa, Vietcombank lưu ý quý khách hàng luôn bảo mật các thông tin liên quan đến giao dịch ngân hàng, các thông tin thẻ, và trong mọi trường hợp không cung cấp các thông tin này qua các trao đổi, giao tiếp trên mạng ; đăng ký dịch vụ SMS để biết ngay tình trạng biến động số dư tài khoản ngân hàng và tài khoản thẻ.

hướng dẫn giao dịch an toàn trên các kênh ngân hàng điện tử và giao dịch thẻ được Vietcombank cập nhật thường xuyên trên website theo đường link: https://www.vietcombank.com.vn/IBanking2015.

Trong quá trình giao dịch ngân hàng và sử dụng thẻ, nếu quý khách hàng cần giải đáp, dịch vụ hoặc hỗ trợ trong các trường hợp cần thiết, xin vui lòng liên hệ Trung tâm dịch vụ khách hàng 24/7 theo số 1900545413 hoặc các điểm giao dịch gần nhất của Vietcombank (trong giờ làm việc).

Qua đây, Vietcombank cũng lưu ý khách hàng một số loại hình tấn công trực tuyến mà tội phạm thường sử dụng hiện nay, bao gồm:

- Trộm danh tính: Đây là hành vi của cá nhân, tổ chức thu thập các thông tin cá nhân của khách hàng để kiếm các lợi ích tài chính, chủ yếu là trộm thông tin thẻ tín dụng, tạo ra một món nợ lớn cho khách hàng.

- Virus: Thủ đoạn dùng virus tấn công để ăn cắp thông tin tài khoản của khách hàng là những chương trình hay đoạn mã được thiết kế để tự nhân bản và sao chép chính nó vào các đối tượng lây nhiễm khác. Virus thường phá hoại của nạn nhân bị lây nhiễm để lấy cắp các thông tin cả nhân nhạy cảm, mở cửa sau cho tin tặc đột nhập chiếm quyền điều khiển nhằm có lợi cho người phát tán virus. 

- Lừa đảo tài chính quốc tế: Trò lừa đảo này thường bắt đầu bằng một bức thư hoặc email có hình thức như được gửi trực tiếp tới người nhận nhưng thực tế đã được phát tán cho nhiều người để đưa ra đề xuất theo đó người nhận sẽ nhận được một khoản tiền lớn nhưng thực tế thì người nhận sẽ không thể nhận được.

- Hacking: Đây có lẽ là hình thức phổ biến và nguy hiểm nhất mà khách hàng cần thận trọng. Chúng có thể truy cập bất hợp pháp vào máy tính khách hàng bằng đường Internet bất cứ lúc nào.

- Lừa gạt qua mạng xã hội (facebook, twitter, zalo…): hiện tượng kẻ gian giả mạo hoặc chiếm tài khoản mạng xã hội của người quen, bạn bè và trò chuyện, dụ khách hàng nạp tiền thẻ điện thoại, mua thẻ cào, thẻ game… hoặc tiết lộ các thông tin cá nhân, thông tin bảo mật các dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử (tên đăng nhập, mật khẩu truy cập, mã OTP). Sau đó kẻ gian lợi dụng, xâm phạm tài khoản. Đây là trò lừa đảo không mới nhưng nhiều khách hàng vẫn bị mắc lừa.

Cuối cùng là hình thức sử dụng như một tên website giả mạo để đánh lừa khách hàng đăng nhập vào để từ đó lợi dụng, xâm phạm tài chính và thông tin của khách hàng.

 Ngân hàng Vietconbank cảnh báo người dùng thận trọng thông tin cá nhân kẻo bị lừa đảo đánh cắp tiền trong tài khoản. Ảnh minh họa

 

Tags:
4.1 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.86602 sec| 810.844 kb