Thứ 6, 22/11/2024, 14:33 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Mua đồ thanh lý, đồ cũ qua mạng thói quen 'chết người' của nhiều chị em

Mua đồ thanh lý, đồ cũ qua mạng thói quen 'chết người' của nhiều chị em
(Tieudung.vn) - Đồ thanh lý, đồ cũ có thể giúp bạn tiết kiệm được khoản tiền kha khá, tuy nhiên ẩn họa đằng sau nó cũng vô cùng nguy hiểm.

Đồ “secondhand” - ổ bệnh truyền nhiễm

Cũng là thói quen dùng hàng thùng, mà bạn Bảo Châm (sinh viên đại học Ngoại Ngữ - Hà Nội) bị mắc các . Vừa phải khốn khổ trải qua 1 thời gian dài để chữa bệnh ghẻ, Châm : “Sinh viên thì lúc nào cũng kẹt tiền, nhưng em vẫn mê đi sắm đồ lắm. Kinh tế eo hẹp mà vẫn muốn nhu cầu bản thân được đáp ứng. Vậy chỉ còn cách lang thang ở hàng thùng để mua đồ thôi.”

Với sở thích mua sắm hàng thùng của mình, Châm đã phải trả giá khi tốn thêm nhiều tiền và thời gian để đến bệnh viện da liễu sau khi bị dị ứng toàn thân. Ban đầu, Châm chỉ thấy vài nốt xuất hiện, xong càng ngày càng nhiều, không thể tự chữa bằng cách bôi thuốc được nữa. Lúc này, cô gái trẻ mới đi khám thì bác sĩ kết luận bị ghẻ. Nghe thông tin ấy, Châm thấy hối hận vô cùng vì tham rẻ để rồi lây bệnh của người khác.

Quần áo, đồ lót cũ, đồ bơi, gối cũ… tưởng chừng cứ tiệt trùng, giặt sạch sẽ là có thể dùng được. Nhưng sự thật không phải vậy. Với những ký sinh trùng như con ghẻ mà Châm mắc phải, nó có thể sống được 5 ngày ở môi trường ngoài cơ thể. Vì thế nếu thời gian vận chuyển hàng hóa này về cho chúng ta sử dụng dưới 5 ngày thì nguy cơ bệnh ghẻ vẫn có thể lan truyền rất cao. Ngoài ra, bệnh nấm có thể trú ngụ trên quần áo hàng thùng cả năm trời nên việc dùng hàng thùng là vô cùng nguy hiểm.

Mô tả ảnh
Đồ secondhand là khởi nguồn của nhiều căn bệnh. (Ảnh:VietQ.vn)

Tan cửa nát nhà vì chiếc váy cũ

Chị H. trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội tâm sự về bài học ham mua đồ thanh lý trên mạng . Chị H cách đây mấy tháng có mua một chiếc váy do “một mẹ” trên mạng thanh lý ở group “Dọn nhà cho đỡ chật”. Chị H. chỉ nghĩ “cũ người mới ta”, lại thấy hàng có giá rẻ mà đẹp nên mua về mặc.

Một thời gian sau chị phát hiện mình xuất hiện các mụn li ti ở cơ quan sinh dục. Cùng lúc này, chồng chị cũng phải chịu cảnh khó chịu bởi những cục mụn hành hạ.

Anh đi khám bác sĩ kết luận anh bị sùi mào gà. Vốn không phải người trăng hoa nên chồng chị sinh nghi ngờ vợ, cho rằng chị không chung thủy đã mang bệnh của người tình về cho anh. Chị H. như chết điếng vì bị chồng nghi ngờ.

Khi đến bác sĩ, chị H. tâm sự nỗi khổ của mình. Chồng chị không có quan hệ bất chính bên ngoài và chị cũng vậy. Chị được các bác sĩ giải thích nguyên nhân lây sùi mào gà không chỉ do quan hệ bất chính, ngoài luồng với người nhiễm bệnh mà còn có thể lây qua đồ vật, mặc chung đồ với người mắc bệnh. Nếu quần áo có virus gặp da xước thì virus vẫn có thể xâm nhập vào cơ thể.

Chia sẻ về chữa sùi mào gà chị Hoàng Thị L. 29 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ, tháng 5 năm ngoái chị cùng gia đình đi du lịch Cửa Lò. Vì quên mang đồ tắm nên chị đã thuê đồ trong 3 ngày.

Sau chuyến du lịch vài tuần, chị thấy vùng kín ngứa khó chịu. Chị vội đến bác sĩ và nhận được kết quả mắc . Theo như lời chị L. kể thì chị điều trị bằng phương pháp đốt điện vô cùng đau đớn, chị phải thực hiện đốt điện 4 lần mới chưa dứt được bệnh.

Mô tả ảnh
Hiểm họa ẩn sau thói quen mua đồ cũ để tiết kiệm (Ảnh: Emdep)

Theo bác sĩ sản khoa Lê Thị Dung, hầu như tuần nào bà cũng tiếp nhận từ 3 - 4 bệnh nhân sùi mào gà, trong đó nhiều người mắc bệnh do dùng chung đồ giống chị H. và chị L.

Tác nhân gây bệnh là do virus HPV, thuộc loại papova virus có DNA. Người ta tìm thấy HPV trong nhân của các tế bào biểu mô bị nhiễm và cho rằng nó có liên quan tới loạn sản và ung thư sinh dục.

Đường lây của sùi mào gà phổ biến nhất là quan hệ tình dục không an toàn, bao gồm cả quan hệ tình dục bằng miệng, quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc tiếp xúc sinh dục.

Ở những người có hệ miễn dịch kém, nguy cơ nhiễm sùi mào gà cũng rất cao do sùi mào gà có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mủ của người bệnh trên quần áo, chăn màn, thậm chí là nhà vệ sinh, trong bồn cầu.

Ngoài ra, sùi mào gà cũng có thể lây lan qua tiếp xúc vết thương hở, tiếp xúc trực tiếp của da và niêm mạc. Hoặc trong trường hợp mẹ bị mắc bệnh, khi sinh nở qua đường âm đạo cũng có thể lây truyền sang con.

Thời gian ủ bệnh tùy từng người nhưng chủ yếu kéo dài từ 2-9 tháng, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những sùi nhỏ mềm, cao lên như những nhú gai, đường kính khoảng 1-2 mm; hoặc những đĩa bẹt tròn nhỏ bề mặt ráp, màu hồng.

Về sau, chúng phát triển thành những gai hoặc lá, chiều dài có thể đến vài cm, liên kết với nhau thành một mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng. Bề mặt mềm, mủn ra, ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra một giọt mủ.

Để phòng bệnh, bác sĩ Dung cho biết đó là quan hệ tình dục an toàn và hạn chế mua quần áo cũ không rõ nguồn gốc xuất xứ vì có thể mang mầm , sùi mào gà và các bệnh ngoài da khác.

Đối với quần áo secondhand:

Khi đi mua, bạn không nên thử đồ ngay tại hàng vì khi đó quần áo còn chưa được xử lý kỹ, có khả năng lây bệnh từ những người mặc trước, thử trước đó.

Khi mua về, bạn nên giặt lại thật sạch, phơi ngoài nắng to. Khi khô rồi bạn cũng không nên mặc ngay mà nên để vài ngày sau mới dùng. Khi mặc cũng cần chú ý là thật kỹ mặt trong mặt ngoài để đảm bảo vi khuẩn còn sót lại trên quần áo bị tiêu diệt.

Tuyệt đối không mua đồ bơi, đồ lót là sản phẩm của hàng thùng để tránh mắc các , viêm nhiễm.

Tags:
4.4 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.42552 sec| 827.578 kb