Thứ 4, 27/11/2024, 10:56 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Lựa chọn dầu thực vật bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe đúng cách

Lựa chọn dầu thực vật bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe đúng cách
(Tieudung.vn) - Hiện nay, nhiều gia đình cắt giảm chất béo trong chế độ ăn do lo lắng tình trạng thừa cholesterol. Tuy nhiên, chuyên gia y tế khuyến nghị, thay vì loại bỏ hay cắt giảm, người dân nên thay thế chất béo có hại bằng chất béo có lợi từ cá biển sâu, dầu thực vật.

Việc lựa chọn đúng loại dầu ăn tốt cho sức khỏe góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn, bảo đảm an toàn và bảo vệ sức khỏe gia đình. 

Chất béo nào tốt cho sức khỏe, bảo đảm an toàn?

Gần đây nhất, theo ghi nhận trong kết quả điều tra quốc gia, trung bình cứ 10 người trưởng thành tại Việt Nam thì có 3 người thừa cholesterol trong cơ thể (chiếm tỉ lệ 30%). Hơn 50% phụ nữ trung niên trong độ tuổi 50-65 tuổi đang trong tình trạng thừa cholesterol.

Đây là thực trạng đáng vì thừa cholesterol trong cơ thể chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm gia tăng tỷ lệ các bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ), nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp…

Theo chuyên gia y tế, lối sống ít vận động thể dục thể thao đều đặn và chế độ ăn uống chưa hợp lý là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Cụ thể như thói quen tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều cholesterol xấu có trong mỡ, nội tạng động vật và thức ăn nhanh.

Lựa chọn dầu thực vật bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe đúng cách

Đoàn kiểm tra liên ngành của TP Hà Nội kiểm tra thực phẩm tại một siêu thị trên địa bàn huyện Đan Phượng, Hà Nội.

Một trong những "chìa khóa" để giảm tình trạng thừa cholesterol được các chuyên gia y tế chỉ ra đó là việc sử dụng chất béo hợp lý, có lợi cho cơ thể trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

PGS.TS Lê Bạch Mai - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, việc sử dụng chất béo hợp lý về số lượng (cung cấp 20-25% tổng năng lượng của chế độ ăn) và đảm bảo cân đối giữa chất béo nguồn động vật với chất béo nguồn thực vật có phòng chống rối loạn chuyển hóa lipid máu. Điều này góp phần hạn chế yếu tố nguy cơ của tình trạng đột quỵ và nguy cơ mắc phải các bệnh lý tim mạch.

Một số nguồn chất béo tốt, có lợi cho cơ thể có thể kể đến như chất béo từ các loại hạt, chất béo từ cá (cá hồi, cá trích, cá mòi…) và dầu thực vật như dầu gạo lứt, dầu hướng dương, dầu đậu nành…

Trên thực tế, nhiều người Việt khi được hỏi về thói quen tiêu thụ chất béo và dầu ăn có nhiều băn khoăn như: việc hạn chế tiêu thụ thịt mỡ, nội tạng động vật, thậm chí cũng hạn chế luôn các món chiên, xào nhưng không biết làm như vậy có đúng không? Hay có những người chỉ dùng dầu thực vật để nhưng cũng không biết đâu là loại tốt nên cũng chỉ dùng vừa phải….

Liên quan đến vấn đề này, TS Trương Hồng Sơn - Phó Tổng Thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam (VIAM) nhận định, xu hướng cắt giảm chất béo ra khỏi khẩu phần ăn của một số người là sai lầm, thiếu tính khoa học.

Theo TS Trương Hồng Sơn, chất béo là một trong 4 nhóm chất thiết yếu của cơ thể, đóng nhiều vai trò quan trọng như: giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, cấu tạo nên màng tế bào thần kinh, hòa tan các loại vitamin như A, D, E, K. Thiếu hụt chất béo có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe.

Chọn dầu phù hợp với cách chế biến

Đề cập đến vấn đề chọn chất béo thế nào để đảm bảo sức khỏe, TS Trương Hồng Sơn đưa ra giải pháp, thay vì loại bỏ hay cắt giảm, cần thay thế nguồn chất béo có hại bằng các nguồn chất béo có lợi chứa nhiều trong cá biển sâu, dầu thực vật như dầu gạo lứt, dầu hướng dương, dầu đậu nành. Đây sẽ là chìa khóa để giải quyết vấn đề này.

TS Trương Hồng Sơn khẳng định, sử dụng dầu thực vật là phương pháp bổ sung chất béo đơn giản, thuận tiện và hiệu quả cho gia đình qua mỗi bữa ăn hằng ngày. Việc lựa chọn đúng loại dầu ăn tốt cho sức khỏe góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn và bảo vệ sức khỏe gia đình.

Tuy nhiên, chuyên gia cũng lưu ý, không phải dầu ăn nào cũng như nhau, sự khác biệt đến từ thành phần nguyên liệu, nên cần lưu ý vấn đề này khi chọn lựa. Chính đặc tính thành phần và phương thức sản xuất sẽ quyết định đến chất lượng của mỗi loại dầu ăn.

Đồng quan điểm, PGS.TS Lê Bạch Mai cũng cho rằng, không có loại dầu đơn lẻ nào là tốt nhất cho tất cả mọi người cũng như cho mọi cách chế biến. Vì vậy, khi lựa chọn dầu ăn, người tiêu dùng nên chọn loại dầu phù hợp với cách chế biến, với tình trạng bệnh lý và phù hợp với tình trạng dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe.

Lựa chọn dầu thực vật bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe đúng cách

Đoàn kiểm tra ATTP của Hà Nội kiểm tra mặt hàng thực phẩm phồng tôm tại một siêu thị trên địa bàn Hà Nội.

PGS.TS Lê Bạch Mai cho biết, các loại dầu ăn có đặc điểm giống nhau là cung cấp 9kcal/1gam nhưng lại khác nhau về giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là thành phần các acid béo.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra dầu gạo lứt dồi dào Gamma Oryzanol và Phytosterol giúp giảm hấp thụ cholesterol từ thực phẩm, góp phần ngăn ngừa tình trạng thừa cholesterol, từ đó hỗ trợ phòng ngừa mỡ máu. Dầu hướng dương là nguồn bổ sung vitamin E tự nhiên cho cơ thể, có tác dụng chống oxy hóa.

Dầu đậu nành chứa nhiều omega 6, omega 3, tốt cho sức khỏe tim mạch. Vì vậy, nếu chỉ dùng một loại dầu thực vật đơn lẻ thì khó có thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu chất béo của cơ thể.

Do đó, PGS.TS Lê Bạch Mai khuyến nghị, với chất béo ưu tiên sử dụng dầu ăn có công thức kết hợp cả ba loại dầu gạo lứt, dầu hướng dương, dầu đậu nành để cơ thể được bổ sung đa dạng chất béo có lợi.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người tiêu dùng chọn dầu ăn đạt tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn thực phẩm cần ưu tiên thành phần, bên cạnh các yếu tố về thương hiệu, công nghệ sản xuất, xuất xứ...

Người tiêu dùng nên có thói quen xem kỹ thành phần vì đây là yếu tố quyết định. Những thành phần dầu ăn giàu dinh dưỡng nên được ưu tiên lựa chọn có thể kể đến như dầu gạo lứt, dầu đậu nành, dầu hướng dương, chúng được ví như 3 loại “dầu vàng” nhờ sở hữu nhiều công dụng tốt cho sức khỏe…

Tags:
3.8 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.09544 sec| 828.477 kb